Thứ Năm, 27 tháng 2, 2014

Tổng quan thị trường bảo hiểm Việt Nam quý III/2013

Tình hình chung

Tình hình kinh tế bảo hiểm Việt Nam trong 9 tháng 2013 nhìn chung có chuyển biến tích cực. Tăng trưởng GDP 9 tháng đầu năm tăng 5,14% cao hơn cùng kỳ năm ngoái. Nguồn vốn FDI khả quan và cơ cấu vốn tích cực. Tính đến tháng 10/2013, FDI thu hút đạt trên 19 tỷ USD, tăng 65,6%, vốn FDI thực hiện đạt 9,58 tỷ USD, tăng 6,4%.

Lĩnh vực sản xuất công nghiệp, chế biến chế tạo, thiết bị điện tử vẫn là các lĩnh vực hấp dẫn nhất, trong 9 tháng chiếm 86,4% tổng vốn cấp mới & tăng thêm. Xuất khẩu tiếp tục tăng trưởng khá (tăng 15,2%), nhập siêu ở mức thấp nhất trong nhiều năm trở lại đây (thâm hụt 187 triệu USD).

Lạm phát cả năm 2013 dự báo vẫn được kiểm soát xung quanh mức 7% nếu như có sự quản lý và điều tiết tốt việc điều chỉnh giá các mặt hàng và dịch vụ do nhà nước quản lý. Đây sẽ là thành quả nổi bật của kinh tế Việt Nam trong việc duy trì lạm phát ổn định liên tiếp 2 năm giúp ổn định lạm phát kỳ vọng và ổn định kinh tế vĩ mô.

Thị trường chứng khoán tiếp tục có những dấu hiệu khởi sắc khi chỉ số Vn-index cải thiện qua từng tháng, thanh khoản tuy chưa cao nhưng ổn định qua từng phiên giao dịch và tăng dần từng tháng trong khi các nhà đầu tư nước ngoài có xu hướng quay lại thị trường.

Nhìn chung, hoạt động kinh tế Việt Nam cũng đã có chuyển biến tích cực, tuy nhiên để hoàn thành kế hoạch năm 2013 với mức     Việt Nam tăng trưởng 10% trong bảo hiểm phi nhân thọ và 15% trong bảo hiểm nhân thọ, các doanh nghiệp cần nỗ lực nhiều hơn nữa.

Thị trường bảo hiểm phi nhân thọ

Trong qúy III năm 2013, thị trường bảo hiểm phi nhân thọ đạt doanh thu 18.228 tỉ đồng tăng 8,13% so với cùng kỳ năm ngoái, nhận tái bảo hiểm từ nước ngoài 690 tỉ đồng, tái bảo hiểm ra nước ngoài 4.647 tỉ đồng, bồi thường 7.429 tỉ đồng.

Trong quý III năm 2013 có nghiệp vụ bảo hiểm cháy nổ bắt buộc tăng 60,38%, bao hiem suc khoe và tai nạn con người tăng 27,26%, bảo hiểm gián đoạn kinh doanh tăng 24,48%, bảo hiểm tín dụng và rủi ro tài chính tăng 23,30%, còn lại các nghiệp vụ khác đều giảm hoặc tăng ít ví dụ như bảo hiểm hàng hóa vận chuyển tăng 14%, bảo hiểm xe cơ giới tăng 8%, bảo hiểm hàng không giảm 34,97%, bảo hiểm thân tàu và trách nhiệm dân sự chủ tàu giảm 6%, bảo hiểm nông nghiệp giảm 4%.

Dẫn đầu là nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới đạt doanh thu 5.010 tỉ đồng, bảo hiểm tài sản và thiệt hại 4.291 tỉ đồng, bao hiem suc khoe và tai nạn con người 3.520 tỉ đồng, bảo hiểm thân tàu và trách nhiệm dân sự chủ tàu 1.372 tỉ đồng, bảo hiểm cháy nổ (bao gồm cả bắt buộc và tự nguyện) 1.298 tỉ đồng

Dẫn đầu doanh thu khai thác bảo hiểm gốc là Bảo hiểm PVI 4.221 tỉ đồng, Bảo Việt 4.118 tỉ đồng, Bảo Minh 1.728 tỉ đồng, PJICO 1.484 tỉ đồng, PTI 1.018 tỉ đồng.

Các doanh nghiệp tăng trưởng doanh thu cao là ACE 157,54% Phú Hưng 121,92%, Cathay 70,22%, Bảo Long 69,74%, MIC 54,02%

Bồi thường bảo hiểm gốc toàn thị trường 7.429 tỉ đồng, dự phòng bồi thường 2.946 tỉ đồng, tỉ lệ bồi thường 56%.

Bảo hiểm xe cơ giới

Bảo hiểm xe cơ giới đạt doanh thu 5.010 tỉ đồng tăng trưởng 8,82%, đã bồi thường 2.266 tỉ đồng, dự phòng bồi thường 843 tỉ đồng, tỉ lệ bồi thường 61%. Dẫn đầu doanh thu là Bảo Việt 1.270 tỉ đồng, PJICO 771 tỉ đồng, PTI 584 tỉ đồng, PVI 436 tỉ đồng, Bảo Minh 430 tỉ đồng. Tỉ lệ bồi thường có rủi ro cao là Groupama 252%, Liberty 66%, AIG 56%, Bảo Việt 50%.

Bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự chủ xe cơ giới đạt doanh thu 971 tỉ đồng, bồi thường 337 tỉ đồng, tỉ lệ bồi thường 35% (Chưa tính dự phòng bồi thường). Dẫn đầu doanh thu là Bảo Việt 285 tỉ đồng, Bảo Minh 149 tỉ đồng, Bảo hiểm PVI 123 tỉ đồng, BIC 83 tỉ đồng, MIC 77 tỉ đồng. Các doanh nghiệp có tỉ lệ bồi thường cao là Groupama 300%, Baoviet Tokio Marine 61%.

Bảo hiểm tài sản thiệt hại

Bảo hiểm tài sản thiệt hại đạt doanh thu 4.291 tỉ đồng tăng 15,69% so với cùng kỳ trong đó tái bảo hiểm trong nước 1.641 tỉ đồng, tái bảo hiểm nước ngoài 2.113 tỉ đồng, đã bồi thường 834 tỉ đồng, dự phòng bồi thường 736 tỉ đồng, tỉ lệ bồi thường 36%. Các doanh nghiệp doanh thu cao là Bảo hiểm PVI 2.535 tỉ đồng, Bảo Việt 376 tỉ đồng, Samsung Vina 287 tỉ đồng, BIC 139 tỉ đồng, PTI 116 tỉ đồng,  Bảo Minh 113 tỉ đồng, Pjico 113 tỉ đồng.

Bao hiem suc khoe và tai nạn con người

Bao hiem suc khoe và tai nạn con người đạt doanh thu 3.520 tỉ đồng, tăng trưởng 27,26 %. Dẫn đầu doanh thu là Bảo Việt 1.359 tỉ đồng, Bảo Minh 493 tỉ đồng, Bảo hiểm PVI 368 tỉ đồng, PTI 173 tỉ đồng, PJICO 130 tỉ đồng. Số tiền đã giải quyết bồi thường 1.490 tỉ đồng, dự phòng bồi thường 250 tỉ đồng, tỉ lệ bồi thường 49%. Các doanh nghiệp có tỉ lệ bồi thường cao là Toàn Cầu 76%, PTI 75%, BSH 59%, Bảo Việt 52%. Nhiều doanh nghiệp đã chú trọng phát triển sản phẩm bảo hiểm mới có quyền lợi về chăm sóc y tế, thương tật, tử vong cao hơn hấp dẫn với đối tượng khách hàng có thu cao.

Bảo hiểm thân tàu và trách nhiệm dân sự chủ tàu

Bảo hiểm thân tàu và trách nhiệm dân sự chủ tàu đạt doanh thu 1.372 tỉ đồng, giảm 6,3%, trong đó tái bảo hiểm trong nước 387 tỉ đồng, tái bảo hiểm nước ngoài 567 tỉ đồng. Các doanh nghiệp bảo hiểm dẫn đầu về doanh thu gồm Bảo hiểm PVI 512 tỉ đồng, Bảo Việt 354 tỉ đồng, PJICO 168 tỉ đồng, Bảo Minh 107 tỉ đồng. Số tiền đã bồi thường toàn nghiệp vụ 1.512 tỉ đồng, dự phòng bồi thường 434 tỉ đồng, tỉ lệ bồi thường 141%. Các doanh nghiệp có tỉ lệ bồi thường cao là Hùng Vương 10.158%, ABIC 4.371%, BSH 685%, MSIG 200%, Bảo Minh 120%, Baoviet Tokio Marine 98%.

Bảo hiểm cháy nổ

Bảo hiểm cháy nổ đạt doanh thu 1.298 tỉ đồng, giảm 20,09% so với cùng kỳ năm trước. Dẫn đầu doanh thu gồm Bảo Minh 300 tỉ đồng, Bảo Việt 185 tỉ đồng, Pjico 114 tỉ đồng, UIC 79 tỉ đồng, BIC 70 tỉ đồng. Số tiền đã giải quyết bồi thường 471 tỉ đồng, dự phòng bồi thường 304 tỉ đồng, tỉ lệ bồi thường 59%, các doanh nghiệp có tỉ lệ bồi thường cao gồm: AAA 106%, Samsung Vina 99%, BIC 89%, PVI 63%, Bảo Minh 54%.

Bảo hiểm cháy nổ bắt buộc đạt doanh thu 588 tỉ đồng, dẫn đầu là Bảo Minh 124 tỉ đồng, Bảo Việt 96 tỉ đồng, MSIG 67 tỉ đồng, Fubon 45 tỉ đồng, UIC 44 tỉ đồng. Bồi thường toàn thị trường 128 tỉ đồng, tỉ lệ bồi thường 22%.

Bảo hiểm hàng hóa vận chuyển

Bảo hiểm hàng hóa vận chuyển đạt doanh thu 1.595 tỉ đồng, tăng 14,08% chứng tỏ xuất nhập khẩu hàng hóa đang trên đà khôi phục và phát triển, tái bảo hiểm trong nước đạt 215 tỉ đồng, tái bảo hiểm ra nước ngoài 589 tỉ đồng. Các doanh nghiệp bảo hiểm có doanh thu cao gồm Samsung Vina 426 tỉ đồng, Bảo Việt 288 tỉ đồng, PVI 156 tỉ đồng, Pjico 155 tỉ đồng, Bảo Minh 90 tỉ đồng. Đã giải quyết bồi thường 323 tỉ đồng, dự phòng bồi thường 227 tỉ đồng, tỉ lệ bồi thường 34%. Các doanh nghiệp có tỉ lệ bồi thường cao gồm ABIC 262%, ACE 40%, PTI 33%.. 
bảo hiểm việt nam

Các sản phẩm bảo hiểm khác

Bảo hiểm hàng không đạt doanh thu 425 tỉ đồng, giảm 34,97%, đã bồi thường 71 tỉ đồng, dự phòng bồi thường 20 tỉ đồng, tỉ lệ bồi thường 21%.

Bảo hiểm gián đoạn kinh doanh đạt doanh thu 78 tỉ đồng, tăng 24,48%, đã bồi thường 3 tỉ đồng, dự phòng bồi thường 8 tỉ đồng, tỉ lệ bồi thường 14%.

Bảo hiểm trách nhiệm chung đạt doanh thu 453 tỉ đồng, tăng 15,55%, đã bồi thường 65 tỉ đồng, dự phòng bồi thường 94 tỉ đồng, tỉ lệ bồi thường 35%.

Bảo hiểm nông nghiệp đạt doanh thu 135 tỉ đồng, giảm 4,68%, đã bồi thường 380 tỉ đồng, dự phòng bồi thường 9 tỉ đồng, tỉ lệ bồi thường 288%

Thị trường bảo hiểm nhân thọ

Số lượng hợp đồng bảo hiểm Việt Nam

Số lượng hợp đồng khai thác mới trong 9 tháng 2013 đạt mức tăng trưởng cao với 865.167 hợp đồng (sản phẩm chính), tăng 24% so với cùng kỳ năm ngoái trong đó Prudential khai thác được 247.068 hợp đồng, Prevoir là 224.485 hợp đồng và Bảo Việt Nhân thọ là 155.722 hợp đồng.

Cơ cấu số lượng hợp đồng khai thác mới sản phẩm bảo hiểm nhân thọ trong 9 tháng năm 2013 như sau: sản phẩm bảo hiểm tử kỳ chiếm 42,9%, sản phẩm bảo hiểm hỗn hợp chiếm 32,4%; sản phẩm bảo hiểm đầu tư chiếm 24,6%; sản phẩm bảo hiểm trọn đời và sản phẩm bảo hiểm trả tiền định kỳ chiếm 0,1%.

Số lượng hợp đồng khôi phục hiệu lực (sản phẩm chính) trong 9 tháng đầu năm là 62.747 hợp đồng giảm 16% so với cùng kỳ năm ngoái. Các doanh nghiệp có số lượng hợp đồng khôi phục cao là Prudential: 50.564 hợp đồng, Manulife 4.364 hợp đồng và Dai-ichi là 2.955 hợp đồng.

Nhóm sản phẩm khôi phục nhiều nhất là: sản phẩm bảo hiểm hỗn hợp (29.623 hợp đồng) và sản phẩm bảo hiểm tử kỳ (25.973 hợp đồng).

Số lượng hợp đồng hết hiệu lực trong kỳ là 698.057 hợp đồng tăng 15% so với cùng kỳ năm trước. Các doanh nghiệp có số hợp đồng hết hiệu lực nhiều trên thị trường là Prudential với 212.821 hợp đồng, Prevoir 191.303 hợp đồng và Bảo Việt Nhân thọ 116.534 hợp đồng

Nhóm sản phẩm hết hiệu lực nhiều nhất gồm sản phẩm tử kỳ 315.057 hợp đồng và sản phẩm bảo hiểm hỗn hợp chiếm 311.847 hợp đồng .

Tổng số lượng hợp đồng có hiệu lực cuối kỳ là 4.993.961 hợp đồng, tăng 8% so với cùng kỳ năm ngoái. Các doanh nghiệp có số lượng hợp đồng có hiệu lực lớn là Prudential 2.101.666, Bảo Việt Nhân thọ là 1.317.399 hợp đồng, Manulife là 414.786 hợp đồng.

Cơ cấu số lượng hợp đồng có hiệu lực cuối kỳ theo loại sản phẩm như sau: sản phẩm bảo hiểm hỗn hợp chiếm 61,5%; sản phẩm bảo hiểm đầu tư chiếm 18,8%; sản phẩm bảo hiểm tử kỳ chiếm 18,3%,  sản phẩm bảo hiểm trọn đời, sinh kỳ và trả tiền định kỳ chiếm 1,4%.

Số tiền bảo hiểm

Tổng mức trách nhiệm mà các doanh nghiệp bảo hiểm Nhân thọ đang nắm giữ là 674 nghìn tỉ đồng tăng 24% so với cùng kỳ năm ngoái trong đó mức trách nhiệm của các sản phẩm chính đạt 487 nghìn tỉ đồng tăng 23%, mức trách nhiệm của các sản phẩm phụ đạt 187 nghìn tỉ đồng tăng 28%. Nhóm sản phẩm bảo hiểm có mức trách nhiệm cao nhất là sản phẩm đầu tư với tổng mức trách nhiệm là 263 ngàn tỉ.

Các doanh nghiệp có tổng mức trách nhiệm cao trên thị trường bảo hiểm là: Prudential 176 ngàn tỉ, Dai-ichi Life 116 ngàn tỉ đồng và Bảo Việt Nhân thọ 106 ngàn tỉ.

Phí bảo hiểm

Phí bảo hiểm định kỳ năm đầu trong 9 tháng đầu năm 2013 đạt 4.583 tỉ đồng tăng 28,3% so với cùng kỳ năm trước, phí bảo hiểm đóng một lần là 84 tỉ đồng tăng 68% so với cùng kỳ năm trước. Tổng phí khai thác mới trong 9 tháng đầu năm đạt 4.667 tỉ đồng tăng 28,8% so với cùng kỳ năm trước. Dẫn đầu về phí bảo hiểm khai thác mới là Prudential với 1.185 tỉ đồng, Bảo Việt Nhân thọ 1.102 tỉ đồng và Manulife 586 tỉ đồng.

Tổng phí bảo hiểm toàn thị trường là 15.574 tỉ đồng, tăng 20,6% so với cùng kỳ năm trước. Các doanh nghiệp có thị phần lớn trên thị trường là: Prudential với 5.256 tỉ đồng chiếm 33,75% thị phần, Bảo Việt Nhân thọ với 4.488 tỉ đồng chiếm 28,82% thị phần, Manulife với 1.845 tỉ, chiếm 11,85% thị phần.

Nhóm sản phẩm có tỉ trọng sản phẩm phí cao vẫn là sản phẩm hỗn hợp chiếm 61,7% (9.616 tỉ đồng), sản phẩm đầu tư là 25,3% (3.941 tỉ đồng), sản phẩm phụ chiếm 8,7 % (1.359 tỉ đồng). 

Trả tiền bảo hiểm

Tổng số tiền các doanh nghiệp bảo hiểm chi trả quyền lợi cho các khách hàng trong 9 tháng năm 2013 là 6.224 tỉ đồng.

Tổng số trả tiền bảo hiểm là 3.964 tỉ đồng, trong đó, Bảo Việt Nhân thọ chi trả 1.747 tỉ đồng, Prudential 1.332 tỉ đồng và Manulife 333 tỉ đồng.

Tổng số giá trị hoàn lại là 1.308 tỉ đồng, Prudential là doanh nghiệp có giá trị hoàn lại cao nhất thị trường với 372 tỉ đồng, Bảo Việt Nhân thọ là 332 tỉ đồng tiếp theo là Prevoir 197 tỉ đồng. Đặc biệt, Prevoir là doanh nghiệp bảo hiểm có tổng số giá trị hoàn lại đứng thứ 3 trên thị trường do các sản phẩm chủ yếu của Prevoir là sản phẩm tử kỳ có hoàn phí.

Tổng số lãi chia cho người thụ hưởng là 952 tỉ đồng, trong đó, Prudential trả 525 tỉ đồng, Bảo Việt Nhân thọ trả 212 tỉ đồng và Manulife trả 183 tỉ đồng.

Số lượng đại lý bảo hiểm

Tính đến hết tháng 9 năm 2013, tổng số lượng đại lý bảo hiểm Việt Nam có mặt trên thị trường là 240.590 người tăng 7,2% so với cùng kỳ năm trước. Các doanh nghiệp có số lượng đại lý cao nhất là Prudential 126.049 người, Bảo Việt Nhân thọ là 33.985 người, Dai-ichi 20.141 người.

Số lượng đại lý mới tuyển dụng trong 9 tháng đầu năm 2013 là: 94.610 người giảm 13,4% so với cùng kỳ năm ngoái, các doanh nghiệp bảo hiểm có số lượng đại lý mới tuyển dụng nhiều nhất thị trường theo thứ tự là: Prudential (28.922 người), Bảo Việt Nhân thọ (13.588 người) và AIA (13.444 người).

Một góc nhìn về thị trường bao hiem vietnam

20 năm kể từ thời điểm mở cửa thị trường, hoạt động kinh doanh bao hiem vietnam có sự phát triển nhanh chóng, đóng góp đáng kể cho sự phát triển kinh tế - xã hội.

Cùng với các chuyên gia trong ngành nhìn lại chặng đường phát triển đã qua cũng như nhận diện những thách thức của ngành.

Môi trường cạnh tranh là động lực vươn lên

Ra đời từ năm 1965, sự hình thành và phát triển của Bảo Việt luôn gắn liền với sự hình thành và phát triển của thị trường bao hiem vietnam. Bảo Việt không chỉ là một thành viên của thị trường mà còn đóng vai trò là đơn vị khai phá, đặt nền móng và là tác nhân kiến tạo thị trường, mở đường cho sự ra đời của thị trường bảo hiểm phi nhân thọ, nhân thọ; tham mưu cho Bộ Tài chính đề ra các chính sách, chế độ quản lý hoạt động về bảo hiểm.

Nhưng chính môi trường cạnh tranh này là động lực thúc đẩy Bảo Việt từng bước vươn lên hoàn thiện mô hình quản trị DN theo thông lệ quốc tế; tăng cường minh bạch thông tin; đa dạng hóa sản phẩm, dịch vụ; mở rộng mạng lưới trên toàn quốc; hiện thực hóa chiến lược phát triển bền vững.

Tính đến ngày 30/9/2013, Bảo Việt có nguồn vốn chủ sở hữu đạt 11.835 tỷ đồng; tổng tài sản đạt 51.633 tỷ đồng; chiếm 22,5% thị phần trong lĩnh vực bao hiem phi nhân thọ, 23,2% thị phần trong lĩnh vực bảo hiểm nhân thọ. Bảo Việt đang phục vụ gần 10 triệu khách hàng trong lĩnh vực bảo hiểm phi nhân thọ, 2 triệu khách hàng trong lĩnh vực bảo hiểm nhân thọ. Trong nhiều năm liền, Bảo Việt luôn được biểu dương là doanh nghiệp thực hiện tốt việc nộp thuế cho ngân sách Nhà nước, thực hiện tốt trách nhiệm xã hội, hướng tới phát triển bền vững.

 Tự hào là “nhân chứng lịch sử” của ngành bảo hiểm

Đã 20 năm kể từ ngày tôi chập chững bước vào làng bảo hiểm, khi trúng tuyển vào làm nhân viên của văn phòng đại diện Tập đoàn bao hiem quốc tế Mỹ AIG tại Việt Nam. Và không thể ngờ rằng mình lại được vinh dự là một trong những "nhân chứng lịch sử" của ngành bao hiem vietnam

Tôi vẫn nhớ, vì AIG là công ty bảo hiểm nước ngoài đầu tiên đến với thị trường Việt Nam, nên chúng tôi thường xuyên tổ chức những buổi tiệc nhỏ vào chiều thứ Sáu, mời các đồng nghiệp trong ngành bảo hiểm tới trao đổi, chia sẻ về những kiến thức bảo hiểm và cả giao lưu văn hóa, mà chúng tôi gọi vui là tiệc "Đông -Tây hội ngộ" của làng bảo hiểm. Đó có lẽ cũng là không khí chung của thị trường bảo hiểm Việt Nam thuở sơ khai.

Giờ đây, sau 20 năm, thị trường bao hiem vietnam đã hình thành và phát triển, có khuôn khổ pháp lý rõ ràng, tạo môi trường thuận lợi cho các DN bảo hiểm hoạt động, tôi càng tự hào hơn khi thấy nhiều đồng nghiệp cùng trang lứa hiện đang nắm các trọng trách tại các DN bảo hiểm, những người đã được trang bị kiến thức sâu rộng, kinh nghiệm và nhiệt huyết xây dựng một thị trường phát triển lành mạnh, chuyên nghiệp, để có thể cạnh tranh với các thị trường khác trong khu vực.

Tư vấn bảo hiểm, nghề của người kiên trì, chăm chỉ

6 năm được làm việc trong lĩnh vực bao hiem nhân thọ đã cho tôi rất nhiều trải nghiệm thú vị. Từ một kẻ ngoại đạo, nhưng với niềm đam mê, tôi đã trở thành một chuyên viên đào tạo đại lý, rồi được cất nhắc lên vị trí Giám đốc bán hàng của Manulife Việt Nam, rồi là Trưởng phòng Huấn luyện và phát triển nhân viên kinh doanh của Prudential Việt Nam. Và giờ đây, tôi có cơ hội để đem những gì mình học hỏi, tích lũy, tìm tòi và sáng tạo đến với anh chị em tư vấn viên của bất cứ công ty bảo hiểm nào.
bao hiem

Bất cứ khi nào có cơ hội, tôi lại chia sẻ với các tư vấn viên những kinh nghiệm mà tôi đã đúc kết được qua 6 năm gắn bó với nghề, rằng bán bảo hiểm không khó, bởi nghề tư vấn bảo hiểm không dành cho người giỏi, mà dành cho người chăm chỉ và có tâm nguyện phụng sự khách hàng. Bạn phải tư vấn cho khách hàng như là tư vấn cho chính người thân của mình. Quyền lợi khách hàng không phải là số 1 mà là duy nhất. Tư vấn viên chỉ đạt được những gì mình muốn có khi đảm bảo được quyền lợi cho khách hàng.

Rủi ro gian lận đại lý bảo hiểm cần được kiểm soát tốt

Tại một số hội thảo bảo hiểm quốc tế, đại diện của nhiều công ty bảo hiểm lớn nước ngoài cho biết, họ muốn tham gia vào thị trường bao hiem vietnam. Điều này chứng tỏ tiềm năng của thị trường Việt Nam không hề nhỏ. Tuy nhiên, song hành cùng cơ hội cũng là nhiều thách thức, nhất là trong môi trường kinh doanh cạnh tranh và nhiều rủi ro như hiện nay.

Khi chúng tôi đặt câu hỏi với một số doanh nghiệp bảo hiểm Việt Nam về mục tiêu mà họ hướng tới, câu trả lời thường là lọt vào Top 3 hay Top 5 về thị phần hay tăng trưởng ở mức 20 - 30%... Điều này cũng dễ hiểu và dễ trả lời. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là làm thế nào để đạt được mục tiêu đó.

Muốn vậy, chúng ta cần phải nắm được các các yếu tố chính tạo nên sự phát triển của một doanh nghiệp bảo hiểm. Đó là cần tăng cường chất lượng dịch vụ, xây dựng danh tiếng; quản lý hiệu quả mạng lưới phân phối cũng như đưa ra chiến lược sản phẩm rõ ràng…, bởi khách hàng ngày càng đòi hỏi nhiều hơn từ các doanh nghiệp bảo hiểm.

Trong môi trường kinh doanh cạnh tranh và nhiều rủi ro như hiện nay, các nhà quản trị doanh nghiệp cần nhận thức một cách sâu sắc tầm quan trọng của hoạt động quản trị rủi ro, đồng thời, đảm bảo sự phát triển bền vững thông qua cách tiếp cận bài bản, có hệ thống trong việc chuyển đổi mô hình hoạt động.

Với hơn 10 năm kinh nghiệm làm việc với các doanh nghiệp bao hiem vietnam, tôi nhận thấy, rủi ro gian lận đại lý bảo hiểm cũng là một thách thức cần được kiểm soát tốt. Vì vậy, các nhà quản lý phải luôn ý thức được việc phòng chống gian lận trong phạm vi toàn doanh nghiệp nói chung và cụ thể phải xây dựng, hoàn thiện các kỹ thuật, các công cụ phân tích để hiểu rõ được hành vi, động cơ gian lận, qua đó đưa ra được các biện pháp kiểm soát, phòng ngừa kịp thời.

Cần chế tài mạnh với doanh nghiệp bảo hiểm cạnh tranh không lành mạnh

Tôi có 16 năm làm việc trong lĩnh vực bảo hiểm nhân thọ, với Prudential Việt Nam. Còn nhớ, năm 1996, toàn thị trường bảo hiểm mới chỉ có Công ty Bảo Việt Nhân thọ. Đến năm 2000, thị trường có thêm 3 doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài là Manulife (Canada), Prudential (Vương quốc Anh) và AIA (Hoa Kỳ). Đồng thời, một liên doanh giữa Bảo Minh và CMG (Úc) cũng được thành lập. Cùng năm này, các CEO của 5 công ty đã cùng nhau ký kết thỏa ước chung, nhằm phát triển thị trường bao hiem nhân thọ một cách lành mạnh; trong đó, có cam kết sẽ không “lấy” người của nhau. Những năm tiếp đó, thị trường bảo hiểm nhân thọ phát triển khá bình ổn và không xảy ra chuyện “câu kéo” nhân lực.
bao hiem

Đến nay, đã có 16 doanh nghiệp hoạt động trên thị trường bảo hiểm nhân thọ. Nhịp độ cạnh tranh ngày càng sôi động. Các doanh nghiệp đã đẩy mạnh cạnh tranh thông qua việc phát triển mạng lưới, nâng cao chất lượng dịch vụ, cải tiến sản phẩm với quyền lợi tốt hơn cho khách hàng, tăng cường các hoạt động cộng đồng.

Đặc biệt, nhiều doanh nghiệp đã đầu tư cho công tác huấn luyện, đào tạo để nâng cao chất lượng và tính chuyên nghiệp của đội ngũ tư vấn bảo hiểm. Những nỗ lực đó đã mang lại nhiều lợi ích cho khách hàng.

Tuy vậy, với mục đích gia tăng thị phần, có doanh nghiệp đã bỏ tiền ra “câu kéo” lực lượng kinh doanh, qua đó vận động khách hàng bỏ hợp đồng của công ty cũ để tham gia với công ty mới, gây thiệt hại tài chính cho khách hàng.

Hiện tượng này đã khiến cho thị trường bảo hiểm nhân thọ có lúc, có nơi trở nên “bát nháo” trong mắt của người dân. Mặc dù Hiệp hội bao hiem vietnam đã xây dựng quy tắc ứng xử trong cạnh tranh giữa các thành viên, nhưng hiện tượng này vẫn tiếp tục diễn ra một cách kín đáo.

Tôi cho rằng, cơ quan quản lý nhà nước cần có chế tài mạnh đối với các doanh nghiệp vi phạm. Có như vậy, thị trường bao hiem nhân thọ mới phát triển lành mạnh và chuyên nghiệp.

Manulife trở thành công ty bảo hiểm nhân thọ đầu tiên tại Việt Nam được công nhận đạt tiêu chuẩn ISO

Manulife Việt Nam, công ty bao hiem hàng đầu tại Việt Nam, đã công bố đón nhận Chứng nhận ISO 9001:2008 về Hệ thống Quản lý Chất lượng. Chứng nhận ISO 9001:2008 là tiêu chuẩn quốc tế về hệ thống quản lý chất lượng được công nhận rộng rãi nhất. Sự kiện này đánh dấu một cột mốc quan trọng trong việc tiếp tục giữ vững vị trí hàng đầu của Manulife Việt Nam trong ngành bao hiem nhân thọ.

ISO 9001:2008 được công nhận trên toàn thế giới như là chuẩn mực về quản lý chất lượng. Việc một tổ chức được cấp Chứng nhận này cho biết tổ chức đó tuân thủ theo hệ thống quản lý chất lượng và có khả năng cung cấp sản phẩm hay dịch vụ một cách nhất quán đáp ứng yêu cầu của khách hàng và các quy định pháp lý hiện hành. Hệ thống quản lý chất lượng của Manulife Việt Nam được đánh giá bởi tổ chức Bureau Veritas Certification, công ty chứng nhận hàng đầu thế giới trong các lĩnh vực Chất lượng, Sức khỏe và An toàn, Môi trường và Trách nhiệm xã hội.
bao hiem

Từ tháng 1 năm 2011, công ty bao hiem Manulife Việt Nam đã đầu tư nguồn lực đáng kể trong việc phát triển và tiêu chuẩn hóa các quy trình hoạt động nhằm đáp ứng các yêu cầu của tiêu chuẩn ISO 9001:2008, đảm bảo rằng quy trình kiểm soát chất lượng được thực hiện một cách nhất quán trong toàn công ty. Sau chín tháng làm việc miệt mài, hệ thống quản lý chất lượng của công ty hiện có thể đáp ứng đầy đủ các tiêu chí quản lý chất lượng của ISO 9001:2008.

“Đây là một cột mốc quan trọng đối với Manulife Việt Nam”, ông David Wong, Phó Chủ tịch Cấp cao phụ trách điều hành khu vực ASEAN của tập đoàn Manulife phát biểu. “Chúng tôi tự hào là công ty bao hiem nhân thọ đầu tiên tại Việt Nam được công nhận ISO. Chúng tôi cam kết tiếp tục hoàn thiện hệ thống quản lý chất lượng và cung cấp các dịch vụ tốt nhất có thể cho khách hàng.”

“Đây là một kết quả tuyệt vời đạt được trong một thời gian ngắn từ khi dự án bắt đầu – chỉ trong vòng 9 tháng – và có rất ít công ty có thể đạt được kết quả như Manulife Việt Nam.” Ông François Grimbert, Tổng Giám đốc Bureau Veritas Việt Nam chia sẻ. “Chính nhờ sự chủ động hợp tác và tinh thần trách nhiệm cao cùng sự cam kết của Ban Giám đốc và đội ngũ nhân viên trẻ và năng động,công ty bao hiem Manulife Việt Nam đã triển khai được hệ thống quản lý chất lượng một cách nhanh chóng và hiệu quả. Manulife Việt Nam giờ đây có thể tự hào về thành quả này.”

Với những cam kết mạnh mẽ theo tiêu chuẩn ISO 9001- 2008, toàn thể công ty bao hiem nhân thọ Manulife Việt Nam sẽ thường xuyên thực hiện việc đánh giá chất lượng trong toàn công ty để đảm bảo các tiêu chuẩn ISO được áp dụng thực sự trong mọi hoạt động kinh doanh của công ty.

Một chút thông tin về bảo hiểm sức khoẻ tại Đức

Với một mạng lưới dày đặc các bác sĩ có tay nghề cao, nước Đức được coi là một trong những nước có hệ thống y tế tốt nhất thế giới. Nếu bạn là sinh viên ở Đức, bạn sẽ được sử dụng một loại bảo hiểm ưu đãi với chế độ chăm sóc sức khỏe tốt nhất. Mời các bạn tìm hiểu một chút thông tin về bao hiem suc khoe tại Đức nhé!

Với một mạng lưới dày đặc các bác sĩ có tay nghề cao, nước Đức được coi là một trong những nước có hệ thống y tế tốt nhất thế giới. Nếu bạn là sinh viên ở Đức, bạn sẽ được sử dụng một loại bảo hiểm ưu đãi với chế độ chăm sóc sức khỏe tốt nhất. Bạn có thể dùng bảo hiểm với mức chi phí thấp của hệ thống bảo hiểm ở Đức, hoặc sử dụng bảo hiểm ở nước của bạn mà được nước Đức công nhận. Trong mọi trường hợp: nếu bạn không có bao hiem suc khoe, bạn không thể đăng kí học đại học ở Đức.

Bao hiem suc khoe cho sinh viên.

Nếu bạn muốn học tại Đức, bạn bắt buộc phải có bảo hiểm y tế. Tất cả các loại bảo hiểm công ở Đức thì đều cam kết sẽ bảo hiểm cho sinh viên đến năm 30 tuổi (hoặc là cho đến lúc kết thúc của học kì thứ 14). Nếu trong quá trình học, bạn vượt quá 30 tuổi (hoặc 14 kì), bạn vẫn có thể sử dụng bảo hiểm công với mức phí cao hơn. Còn nếu ngay từ lúc bắt đầu học, bạn đã lớn hơn 29 tuổi, bạn chỉ có thể sử dụng bảo hiểm tư nhân.

Chú ý: Bạn phải chắc chắn rằng bảo hiểm của bạn được công nhận và được phép sử dụng ở nước bạn và ở Đức. Dưới đây là một số trường hợp:
bao hiem suc khoe
Nếu nước bạn có một thỏa thuận an sinh xã hội giữa các quốc gia, ví dụ như các nước trong khối liên minh Châu Âu như: Island, Liechtenstein, Nauy, Thụy Sỹ và Macedonia. Bạn có thể tìm thấy danh sách các nước hiện tại đang có liên kết bảo hiểm y tế với nước Đức trên trang web:

Bạn có bảo hiểm y tế trong và ngoài nước.

Bạn đến từ một nước mà ở đó có thỏa thuận an sinh xã hội?

Hãy thông báo với phòng sinh viên quốc tế tại trường của bạn về những giấy tờ cần nộp để chứng minh hợp đồng bảo hiểm của bạn. Thành viên trong khối Châu Âu thì thường cần thẻ bảo hiểm y tế Châu Âu (EHIC) hoặc form E Bạn đến từ một đất nước mà ở đó là một thỏa thuận an sinh xã hội?

Thông báo cho Văn phòng quốc tế tại trường đại học của bạn, những giấy tờ cần nộp để chứng minh hợp đồng bảo hiểm của bạn trong thời gian. Thành viên EU thường cần một thẻ bảo hiểm y tế châu Âu (EHIC) hoặc form E 128 / E 111.

Chú ý: Không phải tất cả các công ty bảo hiểm nước ngoài đều chấp nhận chi trả hết các khoản phí y tế ở Đức. Trong trường hợp đó thì bạn phải tự chi trả.

Bạn đã có bảo hiểm ở nước bạn?

Hãy kiểm tra lại với hãng bảo hiểm mà bạn sử dụng rằng liệu bảo hiểm đó có được công nhận ở Đức không. Nếu có, bạn cần xác nhận với trường đại học tại Đức mà bạn theo học, rằng theo luật định, bạn được miễn bảo hiểm và bạn sẽ không cần phải mua thêm bảo hiểm của Đức nữa.

Chú ý: Nếu bạn sử dụng bảo hiểm tư nhân, bạn không thể chuyển sang sử dụng bảo hiểm nhà nước. Đối với bảo hiểm tư nhân, khi đi khám bệnh, bạn sẽ phải tự thanh toán trước, sau đó hãng bảo hiểm sẽ chi trả cho bạn sau.

Trong trường hợp bảo hiểm ở nước bạn không được công nhận tại Đức, bạn phải mua một bảo hiểm của một hãng ở Đức để sử dụng. Phần lớn sinh viên ở Đức đều sử dụng bảo hiểm nhà nước. Nhưng trong một số trường hợp đặc biệt, bạn vẫn có thể dùng bảo hiểu tư nhân (vd: trong thời gian học tiếng, học stk…).

Hiện tại mức phí cho sinh viên là 80 euro / tháng. Mức phí này áp dụng cho 14 kỳ học và người dưới 30 tuổi.

Về sau, mức phí này sẽ tăng lên, ít nhất là 160 euro/tháng.

Chú ý: Vợ/ chồng hoặc con cái của người được bảo hiểm là bảo hiểm non – contributory nếu họ không có thu nhập (hoặc thu nhập thấp). Bởi vì họ có thể bị trục xuất bất cứ lúc nào nên trong trường hợp này, hãy cứ sử dụng loại bảo hiểm thông thường.

Sáu điều cần biết về bao hiem suc khoe của Đức:

1. Khi mua bảo hiểm y tế bạn sẽ nhận được một thẻ bảo hiểm. Mỗi lần đi khám bệnh bạn phải đưa thẻ đó ra.

2. Ở Đức có rất nhiều hãng bảo hiểm công. Mức phí đóng góp về cơ bản là giống nhau. Tuy nhiên có một số công ty bảo hiểm yêu cầu về mức phí trả thêm. Hãy hỏi rõ.

3. Thuốc chỉ được bán trong hiệu thuốc và rất nhiều loại chỉ có thể mua khi có đơn thuốc của bác sĩ. Bạn sẽ chỉ phải trả từ 5 đến 13 euro cho mỗi loại thuốc mà bác sĩ chỉ định. Cũng có trường hợp được miễn thanh toán, tùy thuộc vào tình hình tài chính hoặc là bệnh nhân mắc bệnh mãn tính. Điều này phụ thuộc vào chính sách của từng công ty bảo hiểm.

4. Nếu như bạn bị ốm và phải đến bệnh viện thì cũng không cần lo lắng về chi phí nằm viện. Bạn sẽ chỉ phải trả phí là 10 euro/ngày, phần còn lại bảo hiểm sẽ chi trả.

5. Đối với một số trường hợp trị liệu, khám sàng lọc và đặc biệt là điều trị nha khoa, có thể bạn sẽ được hưởng những mức bảo hiểm rất có lợi. Tất cả các bác sĩ được yêu cầu phải chỉ rõ ra bất kì chi phí phát sinh cho cái gọi là "dịch vụ y tế cá nhân” trong quá trình điều trị và hỏi ý kiến bạn về việc bạn có muốn sử dụng hay không dịch vụ đó. Nếu có bất kì sự nghi ngờ nào, hãy hỏi lại công ty bảo hiểm của bạn.

6. Bạn có quyền tự do lựa chọn bác sĩ điều trị cho mình. Điều này có nghĩa là, bạn có thể tự quyết định về bác sĩ và bệnh viện mà bạn muốn chữa bệnh. Điều kiện duy nhất là bạn phải có bảo hiểm nhà nước, bác sĩ cũng cần phải có giấy chứng nhận bảo hiểm để có thể thanh toán chi phí theo luật định.

Nếu có bất kì thắc mắc nào về điều khoản bao hiem suc khoe, bạn có thể hỏi ở phòng tư vấn xã hội của hội sinh viên hoặc phòng sinh viên quốc tế tại trường đại học mà bạn theo học.

Thứ Ba, 25 tháng 2, 2014

Tham gia nhiều hợp đồng bảo hiểm nhân thọ.

Hỏi:

Tôi đã tham gia được 1 hợp đồng bao hiem nhân thọ cho bản thân tại Công ty bao hiem Hanwha life rồi, nhưng gần đây tôi được giới thiệu một sản phẩm bao hiem nhân thọ về Đầu tư của Công ty Manulife và tôi cũng khá thích sản phẩm này.

Trong trường hợp một người được bao hiem bởi nhiều hợp đồng bao hiem nhân thọ khác nhau, khi xảy ra rủi ro được bao hiem trong các hợp đồng đó thì có được hưởng quyền lợi theo tất cả các hợp đồng mà người đó được bao hiem hay không?

Vì tôi thấy có trường hợp người mua bao hiem với hai hoặc nhiều doanh nghiệp bao hiem , khi khách hàng xảy ra rủi ro, mỗi doanh nghiệp bao hiem chỉ chịu trách nhiệm bồi thường theo tỷ lệ giữa số tiền bao hiem đã thỏa thuận trên tổng số tiền bao hiem của tất cả các hợp đồng mà bên mua bao hiem đã tham gia với từng doanh nghiệp.

Xin cảm ơn
Nguyễn Mạnh Duy, Cần Thơ (Email: duynguyen…@yahoo.com)

Trả lời:

Anh Duy thân mến!

Cũng có nhiều người cũng có thắc mắc như anh, trường hợp anh thắc mắc là “Bao hiem trùng”, và nó chỉ áp dụng cho Bên lĩnh vực Bao hiem Phi nhân thọ thuộc Hợp đồng bao hiem tài sản.

- Hợp đồng bao hiem trùng là trường hợp bên mua bao hiem giao kết hợp đồng bao hiem với hai doanh nghiệp bao hiem trở lên để bao hiem cho cùng một đối tượng, với cùng điều kiện và sự kiện bao hiem. (Luật Kinh doanh bao hiem 2000)

- Trong trường hợp các bên giao kết hợp đồng bao hiem trùng, khi xảy ra sự kiện bao hiem, mỗi doanh nghiệp bao hiem chỉ chịu trách nhiệm bồi thường theo tỷ lệ giữa số tiền bao hiem đã thỏa thuận trên tổng số tiền bao hiem của tất cả các hợp đồng mà bên mua bao hiem đã giao kết. Tổng số tiền bồi thường của các doanh nghiệp bao hiem không vượt quá giá trị thiệt hại thực tế của tài sản.

Còn với các hợp đồng bao hiem nhân thọ, vì lí do không xác định được giá trị thiệt hại của con người nên nếu người được bao hiem được bao hiem bởi nhiều hợp đồng bao hiem nhân thọ khác nhau và từ nhiều công ty khác nhau, khi xảy ra rủi ro thuộc phạm vi bao hiem của các hợp đồng bao hiem đó, thì người đó có quyền được hưởng quyền lợi bao hiem theo tất cả các hợp đồng.

Chúc anh Duy mạnh khỏe, hạnh phúc!

Mua bảo hiểm sức khỏe cho con

Ngày nay các dịch vụ bao hiem nhan tho, bao hiem suc khoe, bao hiem y te tư nhân tự nguyện ngày càng phát triển mạnh mẽ và được rất nhiều người quan tâm. Đặc biệt là các gia đình có trẻ từ sơ sinh đến 5 tuổi, họ quan tâm vì tính nhanh chóng bồi hoàn lại tiền của dịch vụ này và vì con cái họ rất hay bị ốm đau bệnh phải đi viện thường xuyên. Khi nhập viện mới hay sự khác biệt giữa có bảo hiểm và không có bảo hiểm trong việc chi tiêu cho y tế của gia đình.

Để con mình phải chờ đợi để khám và điều trị trong khi ốm đau / bệnh tật chưa biết rõ nguyên nhân, rất nhiều gia đình đã quyết định chuyển qua khoa tự nguyện để được chữa bệnh nhanh hơn và được chăm sóc với dịch vụ cao cấp hơn. Và tất nhiên là quyền lợi luôn tỷ lệ thuận với chi phí đó là bản chất của kinh tế thị trường.
bao hiem suc khoe

Thông thường tiền giường, tiền phòng và tiền ăn uống điều trị tại khoa điều trị tự nguyện ít nhất cũng là 1 triệu đồng/ngày nằm viện đối với các bệnh viện trung ương của nhà nước. Và đối với các bệnh viện cao cấp của tư nhân hoặc liên doanh nước ngoài thì ít nhất cũng là 2,5 triệu/ngày nằm viện. Chưa kể đến chi phí thuốc men hay phẫu thuật mà chỉ nằm viện trong đợt điều trị khoảng 10 ngày thì cũng tốn từ chục triệu đến vài chục triệu rồi.

Chi phí tiểu phẫu như cắt Amidan hay đặt ống viêm tai giữa cũng khoảng 15 đến 20 triệu đồng một ca, Viêm phổi mỗi lần nhập viện điều trị ít cũng hết 10 triệu/đợt điều trị mà hơn nữa đây lại là bệnh rất hay tái phát lại đối với trẻ nhỏ dưới 5 tuổi.

bao hiem suc khoe hẳn các bậc cha mẹ rất yên tâm cho con cái mình được nằm viện điều trị cho đến khi bệnh được các bác sỹ điều trị dứt điểm, không có bảo hiểm chắc phải cân nhắc theo tình hình điều kiện gia đình rồi.

Mua bảo hiểm nhân thọ nào tốt, công ty bảo hiểm nào tốt và uy tín

Hỏi: 

Hiện tại tôi là nhân viên lái xe tải đường dài tuyến Bắc – Nam. Tôi muốn mua bảo hiểm nhân thọ cho mình, nhưng vì chưa hiểu biết và chưa tin tưởng vào các công ty bảo hiểm, nên chưa có lòng tin để mua.

Xin cho biết  nên mua bảo hiểm của công ty nào thì đảm bảo an toàn, công ty nào có sản phẩm tốt nhất và nên mua bảo hiểm nhân thọ nào tốt nhất trên thị trường hiện nay

Cám ơn các chuyên gia bảo hiểm ạ
Lê Hoàng Bảo Khanh, 38 tuổi – Hà Nội
mua bao hiem nhan tho nao tot

Trả lời:

Hiện nay tại Việt Nam có tất cả 14 doanh nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực bảo hiểm nhân thọ (BHNT), trong đó hầu hết là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Để được cấp phép hoạt động tại Việt Nam, các doanh nghiệp này phải đáp ứng được các tiêu chuẩn nghiêm ngặt của cơ quan quản lý nhà nước. Cho nên có thể nói tất cả các doanh nghiệp này đều có tiềm lực tài chính mạnh và kinh nghiệm vững chắc trong lĩnh vực bảo hiểm nhân thọ.

Sản phẩm bảo hiểm của mỗi công ty bảo hiểm nhân thọ có những đặc điểm và ưu điểm riêng. Trong trường hợp của bạn có thể tham khảo các sản phẩm của các công ty bảo hiểm nhân thọ để lựa chọn sản phẩm tốt nhất và phù hợp với nhu cầu của bạn  hoặc để tiết kiệm thời gian  bạn có thể qua các công ty môi giới bảo hiểm hiện nay nhờ họ tư vấn và tìm hiểu các bảng báo giá của các công ty bảo hiểm nhân thọ để bạn có sự lựa chọn phù hợp

Hoặc bạn có thể liên hệ các tư vấn viên bảo hiểm tại các đại lý bảo hiểm trên toàn quốc

Chúc bạn có những kế hoạch đảm bảo tài chính cho gia đình mình. Và câu hỏi mua bảo hiểm nhân thọ nào tốt của bạn cũng sẽ được giải đáp thỏa mãn.

Thân ái chào bạn

Bảo hiểm Mỹ - Những ai sẽ được giúp tiền mua bảo hiểm sức khỏe?

Bộ luật Affordable Care Act (Obamacare) được ban hành với mục đích nâng cao sức khỏe của người dân Hoa Kỳ bằng cách tạo điều kiện cho nhiều người hiện giờ không có bao hiem suc khoe có thể mua được một bảo hiểm tối thiểu cho bản thân và gia đình, cũng như tăng mức quyền lợi hiện người có bảo hiểm đang được hưởng.

Cách đọc bảng minh họa: Nếu quý vị trả lời “không” cho câu hỏi trong các ô vuông, quý vị sẽ phải đọc tiếp theo hướng mũi tên có chữ “No”. Nếu trả lời “có” thì đọc theo hướng mũi tên có chữ “Yes”. Tiếp tục đọc và trả lời các câu hỏi cho đến khi đi đến các ô cuối cùng bên phải hoặc bên dưới để biết có phải đóng phạt hay không, và nếu có thì đóng bao nhiêu. (Hình: Người Việt)

Ðể đạt mục đích này, Obamacare bao gồm hai cơ chế chính:

Thứ nhất, bắt đầu từ năm 2014, những gia đình có lợi tức cao bằng 138% mức nghèo khó ($31,809 cho một gia đình bốn người, và $15,415 cho một người trong năm 2012), sẽ được hưởng Medicaid.

Xem bảng mức nghèo khó dưới đây:

Bảng mức nghèo khó năm 2012

Số người Lợi tức hàng năm 138% (1) 400% (2)
1             $11,170 $15,415 $44,680
2             $15,130 $20,879 $60,520
3             $19,019 $26,344 $76,360
4            $23,050 $31,809 $92,200
(1) Ðược hưởng Medicaid (ở California gọi là Medi-Cal) nếu lương X 138% dưới mức này.

(2) Ðược trợ cấp mua bao hiem suc  khoe nếu lương X 400% dưới mức này.

Thứ hai, những người tự mua bao hiem suc  khoe trong “trung tâm trao đổi y tế” (Healthcare Exchange) do tiểu bang thiết lập sẽ được các khoản “tax credit” để giúp phần trả cho chi phí bảo hiểm. Tax credit nhiều hay ít được tính toán dựa trên mức lợi tức cho những gia đình có thu nhập cao gấp 400% mức nghèo khó ($92,200 cho một gia đình bốn người, và $44,680 cho một người trong năm 2012).

Mức nghèo khó do liên bang (federal poverty level) lập ra và thay đổi mỗi năm được dùng để tính toán số tiền được trợ giúp mua bao hiem suc khoe.

 Ðược trợ giúp bao nhiêu?

Theo tài liệu của The Henry J. Kaiser Family Foundation, một tổ chức phi đảng phái, không vụ lợi, chuyên nghiên cứu về hệ thống bảo hiểm y tế, dưới đây là số tax credit mà người dân hiện không được hãng cung cấp bao hiem suc  khoe có thể được lãnh để tự mua bảo hiểm trong một vài trường hợp tiêu biểu.

Bảng tính tiền trợ giúp (tax credit) mua bảo hiểm

Số người  Lợi tức hàng năm Tax Credit
      1          $30,000                 $3,100
      1          $45,000                 $1,334
      4          $35,000                 $12,857
      4          $45,000                 $11,574
      4          $50,000                 $10,860
 Riêng những nhân viên hiện đang được hãng cung cấp bảo hiểm, số tax credit được nhận tương đương với phần tiền lương bị hãng khấu trừ cho bao hiem suc  khoe cao hơn 9.5% của lợi tức. Thí dụ: một người làm lương $35,000 một năm, phải trả $5,070 một năm (14.5%) cho bảo hiểm, sẽ nhận được $1,750 tax credit.

Theo ước lượng của Bộ Y Tế Hoa Kỳ, tính trung bình, khoảng 17% dân số (dưới 65 tuổi, tức chưa được lãnh Medicare) trên toàn quốc sẽ được hưởng Medicaid và tax credit theo chương trình Obamacare. Tại những tiểu bang như California, Florida, New Mexico, Louisiana và Texas ước lượng 36-40% dân số có thể được hưởng lợi. Trong khi đó tại các tiểu bang như Connecticut, Hawaii, Massachusetts, và New York, là những nơi đa số dân đang có bao hiem suc khoe do hãng mua, hoặc tại tiểu bang đã cải tổ bảo hiểm y tế, số người được hưởng lợi chỉ khoảng 4%.

Ngoài quy định giúp mọi người có đủ tiền trả cho bảo hiểm y tế, Obamacre còn có những điều khoản đem lại lợi ích cho mọi người bất kể mức thu nhập, chẳng hạn không bị khước từ bảo hiểm vì đang có bệnh, không bị hãng bảo hiểm cancel vì phải trả tiền nhiều quá, v.v... (H.G.)

Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam - mười năm trưởng thành và phát triển

Ngày 25/12/1999, Đại hội thành lập Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam được tiến hành theo quyết định phê duyệt của Ban tổ chức cán bộ Chính phủ nay là Bộ Nội vụ Quyết định số 51/1999/QĐ-BTCCBCP ngày 09/7/1999. Tham dự đại hội có 10 doanh nghiệp bảo hiểm thành viên sáng lập Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam. Từ đó đến nay Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam đã từng bước trưởng thành và phát triển đạt được nhiều thành công trong sự nghiệp phát triển thị trường bảo hiểm Việt Nam.

1. Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam đã động viên và tạo điều kiện để các doanh nghiệp bảo hiểm Việt Nam hoạt động, phát triển theo đúng định hướng chiến lược phát triển thị trường bảo hiểm Việt Nam.

- Quy mô thị trường ngày càng mở rộng: Năm 1999 mới có thị trường bảo hiểm phi nhân thọ (nhân thọ đang triển khai thí điểm) với 10 doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ và 2 doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ (mới được cấp phép). Đến nay đã có 27 doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ (11 doanh nghiệp có vốn nước ngoài), 11 doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ (10 doanh nghiệp có vốn nước ngoài). Mạng lưới hoạt động được mở rộng với gần 500 chi nhánh công ty thành viên của doanh nghiệp bảo hiểm, hơn 2000 phòng giao dịch phủ khắp các quận huyện vùng sâu vùng xa. Không có một cơ sở sản xuất, kinh tế xã hội nào là không được doanh nghiệp bảo hiểm tiếp cận tuyên truyền giới thiệu sản phẩm và động viên tham gia bảo hiểm.

- Số lượng sản phẩm ngày càng đa dạng phong phú: Năm 1999 mới có 200 sản phẩm bảo hiểm, đến nay đã có gần 700 sản phẩm bảo hiểm phi nhân thọ (trong đó có 3 sản phẩm bảo hiểm bắt buộc), hơn 100 sản phẩm bảo hiểm nhân thọ. Các sản phẩm bảo hiểm có sự khác biệt giữa các doanh nghiệp bảo hiểm và mang tính cạnh tranh cao để khách hàng lựa chọn. Các sản phẩm bảo hiểm cơ bản đáp ứng được nhu cầu của nền kinh tế xã hội, phù hợp với từng tầng lớp dân cư và đặc biệt với những ngành nghề đòi hỏi kỹ thuật bảo hiểm cao như bảo hiểm dầu khí, hàng không, vệ tinh, đóng tàu, xây dựng cao ốc, công trình ngầm…

- Tăng trưởng doanh thu với tốc độ cao: Năm 1999, doanh thu mới đạt 1.700 tỷ đồng. Đến năm 2008, doanh thu bảo hiểm phi nhân thọ đạt 10.879 tỷ đồng (tăng trưởng 30%), nhân thọ đạt 10.399 tỷ đồng (tăng trưởng 12%). Năm 2009, mặc dù ảnh hưởng của suy thoái kinh tế toàn cầu nhưng doanh thu phi nhân thọ vẫn tặng trưởng ước 20% (13.100 tỷ đồng), nhân thọ tăng trưởng ước 12% (11.700 tỷ đồng). Đặc biệt bảo hiểm phi nhân thọ đã hoàn thành chỉ tiêu phát triển thị trường bảo hiểm Việt Nam giai đoạn 2003 – 2010 là 9.000 tỷ đồng ngay từ năm 2008.

- Năng lực tài chính của các doanh nghiệp bảo hiểm ngày càng mạnh: Năm 1999, toàn ngành bảo hiểm có vốn chủ sở hữu 979 tỷ đồng, dự phòng nghiệp vụ 2.019 tỷ đồng. Đến 2008, vốn chủ sở hữu lên tới 17.850 tỷ đồng, dự phòng nghiệp vụ 40.430 tỷ đồng, đầu tư vào phát triển nền kinh tế quốc dân 57.000 tỷ đồng. Năm 2009, ước tính vốn chủ sở hữu 19.000 tỷ đồng, dự phòng nghiệp vụ 50.000 tỷ đồng. Đặc biệt nhiều doanh nghiệp bảo hiểm có vốn trên 1.000 tỷ đồng đến trên 2000 tỷ đồng như Bảo hiểm Bảo Việt, Bảo Việt nhân thọ, Bảo Minh, PVI, Vinare, Prudential, Manulife. Năng lực tài chính tạo điều kiện cho các doanh nghiệp bảo hiểm tăng mức giữ lại, ít phải tái bảo hiểm đồng thời tạo điều kiện để các doanh nghiệp bảo hiểm đi sâu thêm vào các dịch vụ tài chính như thành lập công ty chứng khoán, công ty tài chính, công ty quản lý quý thậm chí thành lập ngân hàng.

- Đóng góp ngày càng nhiều cho công cuộc xây dựng, phát triển đất nước: Ngành bảo hiểm thực là tấm lá chắn kinh tế cho nền kinh tế xã hội, mỗi năm bồi thường 55% doanh thu phí bảo hiểm cho các cơ sở kinh tế - xã hội và người dân tham gia bảo hiểm gặp rủi ro thiên tai, tai nạn, góp phần ổn định ngân sách nhà nước. Ngành bảo hiểm đã góp phần đáp ứng nhu cầu bảo hiểm cho các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài, các dự án được tài trợ của nước ngoài góp phần thu hút vốn FDI và ODA. Ngoài ra ngành bảo hiểm tạo ra nguồn vốn trung và dài hạn 69.000 tỷ đồng, đầu tư phát triển đất nước, tạo ra công ăn việc làm cho 15.000 cán bộ bảo hiểm và gần 150.000 đại lý bảo hiểm chuyên nghiệp.

2. Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam đã tích cực đóng góp ý kiến phản biện các văn bản pháp quy liên quan đến hoạt động kinh doanh bảo hiểm, tạo môi trường pháp lý cho kinh doanh bảo hiểm.

Hiệp hội đã tổ chức hội thảo, khảo sát thực tế, tổng hợp ý kiến phân tích kiến nghị của các doanh nghiệp bảo hiểm vào các văn bản pháp quy như Luật Kinh doanh bảo hiểm (ban hành năm 2000), các nghị định hướng dẫn thi hành Luật Kinh doanh bảo hiểm như Nghị định 42, Nghị định 43 (2001), Nghị định 45, Nghị định 46 (2007), Nghị định 118 (2003), các thông tư hướng dẫn: Thông tư 71, Thông tư 72 (2001), Thông tư 98, Thông tư 99 (2004), Thông tư 155, Thông tư 156 (2007). Các văn bản pháp quy khác liên quan đến hoạt động kinh doanh bảo hiểm như Luật Phòng cháy chữa cháy, Luật Giao thông đường bộ, Luật Giao thông thuỷ nội địa, Luật Hàng hải, Luật Hàng không, Luật Du lịch, Bộ luật Dân sự, Luật Thuế giá trị gia tăng, Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp, Luật Thuế thu nhập cá nhân, Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư. Các văn bản hướng dẫn thi hành như Nghị định 130 về bảo hiểm cháy nổ bắt buộc, Nghị định 103 về bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự chủ xe cơ giới, Nghị định 125 về bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự người kinh doanh vận tải thuỷ nội địa đối với hành khách và hàng hoá dễ cháy, dễ nổ.

3. Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam mang tiếng nói của các doanh nghiệp bảo hiểm phản ảnh những khó khăn vướng mắc trong cơ chế chính sách thủ tục tìm giải pháp tháo gỡ.

Hiệp hội đã kiến nghị với cơ quan quản lý nhà nước giải quyết một số sự việc cho thị trường bảo hiểm Việt Nam như không thu thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghiệp đối với đại lý bảo hiểm (2003), không thu thuế giá trị gia tăng đối với tái bảo hiểm, bảo hiểm vận tải quốc tế, bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu, bảo hiểm vào khu chế xuất (2004), ban hành thông tư hướng dẫn thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm (2005), ban hành thông tư hướng dẫn thuế thu nhập cá nhân đối với đại lý bảo hiểm (2009).

Hiệp hội đang kiến nghị với các cơ quan chức năng giải quyết một số vướng mắc trong cơ chế chính sách thủ tục: thuế nhà thầu với tái bảo hiểm ra nước ngoài, bảo hiểm cháy nổ bắt buộc, bất cập giữa Luật Cạnh tranh và Luật Kinh doanh bảo hiểm, bất cập giữa thời gian cấp phép hoạt động doanh nghiệp bảo hiểm với thời hạn của hợp đồng bảo hiểm…
bảo hiểm Việt Nam

4. Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam cùng doanh nghiệp bảo hiểm tư vấn, phản biện xây dựng các sản phẩm bảo hiểm bắt buộc.

Hiệp hội bao hiem Viet nam đã tổ chức nhiều đợt khảo sát thực tế, hội thảo nhằm xây dựng chế độ bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự chủ xe cơ giới, bảo hiểm cháy nổ bắt buộc, bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự người vận tải hành khách hàng hoá dễ cháy dễ nổ thuỷ nội địa. Đóng góp ý kiến phản biện để xây dựng quy tắc điều khoản biểu phí bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự chủ xe cơ giới: Quyết định 23/2003, Quyết định 23/2007, Thông tư 126/2008 của Bộ Tài chính. Quy tắc điều khoản biểu phí bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự người kinh doanh vận tải hành khách hàng hoá dễ cháy dễ nổ (Quyết định 98/2005); Quy tắc điều khoản biểu phí bảo hiểm cháy nổ bắt buộc (Quyết định 28/2007).

5. Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam làm tốt công tác tuyên truyền về bảo hiểm nhằm nâng cao nhận thức của công chúng về ý nghĩa, tác dụng, vai trò của bảo hiểm, sản phẩm bảo hiểm và các hoạt động của ngành bảo hiểm.

Hiệp hội là nơi cung cấp số liệu thông tin về thị trường bảo hiểm Việt Nam hàng quý, hàng năm , có bài viết tổng quan phân tích đánh giá thị trường qua các số liệu trên. Hiệp hội có nhiều bài viết, phóng sự, trả lời phỏng vấn đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng, Hiệp hội có trang web luôn cập nhật thông tin mới nhất của ngành bảo hiểm, bản tin Bảo hiểm và đời sống ra hàng tháng, Bản tin Số liệu thị trường bảo hiểm ra hàng quý với số lượng 1.000 cuốn/kỳ. Hiệp hội đã xây dựng được 2 cuốn cẩm nang bảo hiểm nhân thọ và bảo hiểm phi nhân thọ giành cho khách hàng. Hằng năm Hiệp hội tổ chức ngày truyền thống (ngày bảo hiểm) mít tinh và chiêu đãi các cơ quan hữu quan và khách hàng tuyên truyền về hoạt động kinh doanh bảo hiểm. Hiệp hội đã phối hợp với nhiều doanh nghiệp bảo hiểm tổ chức Hội nghị tuyên truyền về vai trò của của bảo hiểm nhân thọ với nền kinh tế xã hội, phát triển sản phẩm bảo hiểm liên kết đầu tư…

6. Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam luôn quan tâm đến công tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực cho ngành bảo hiểm.

Hiệp hội đã xây dựng giáo trình đào tạo đại lý bảo hiểm phi nhân thọ, nội dung chương trình đào tạo, ngân hàng đề thi trắc nghiệm và trực tiếp đào tạo được gần 1.000 đại lý, được nhiều doanh nghiệp bảo hiểm tiếp nhận chương trình đào tạo.

Hiệp hội phối hợp với Học viện Tài chính xây dựng nội dung chương trình đào tạo cán bộ quản lý cấp giám đốc chi nhánh và trưởng phòng, đào tạo nghiệp vụ bảo hiểm con người, bảo hiểm xe cơ giới, bảo hiểm cháy nổ, bảo hiểm hàng hoá, bảo hiểm xây dựng lắp đặt và đào tạo bảo hiểm cơ bản, đã đào tạo được hơn 1.000 lượt người.

Hiệp hội đã phối hợp với Học viện Tài chính đào tạo cử nhân văn bằng 2 về bảo hiểm và đang phối hợp với trường Đại học Kinh tế quốc dân mở lớp đào tạo thứ 2, Hiệp hội đã phối hợp với Học viện Bảo hiểm Malaysia đào tạo hơn 100 người các khoá bảo hiểm con người, bảo hiểm xe cơ giới, bảo hiểm xây dựng lắp đặt.

Hiệp hội phối hợp với Học viện Bảo hiểm phi nhân thọ Nhật hàng năm đào tạo từ 3 – 4 người theo chương trình đào tạo nghiệp vụ bảo hiểm phi nhân thọ do bạn tài trợ. Hiệp hội phối hợp với nhiều tổ chức bảo hiểm quốc tế tổ chức hội thảo về các nghiệp vụ bảo hiểm nhân thọ, phi nhân thọ, tái bảo hiểm, quản lý bảo hiểm, công nghệ thông tin, hạch toán, kế toán.
bao hiem

7. Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam là ngôi nhà chung của các doanh nghiệp bảo hiểm vừa hợp tác vừa cạnh tranh lành mạnh, thúc đẩy thị trường bảo hiểm phát triển.

Hiệp hội đã ban hành quy tắc ứng xử giữa các doanh nghiệp bảo hiểm hội viên; ban hành Bản thoả thuận hợp tác trong lĩnh vực bảo hiểm hàng hoá, tàu thuỷ, xe cơ giới, học sinh; ban hành quy chế xử lý của các doanh nghiệp bảo hiểm đối với đại lý bảo hiểm nhân thọ thuộc danh sách đen. Đặc biệt Hiệp hội đã đầu tư hệ thống phần mềm và máy chủ cập nhật danh sách đại lý bảo hiểm nhân thọ và đại lý thuộc danh sách đen để hạn chế cạnh tranh bằng cách tranh giành đại lý, sử dụng đại lý bảo hiểm bán bảo hiểm cho 2 doanh nghiệp bảo hiểm trở lên hoặc đại lý thuộc danh sách đen vi phạm đạo đức nghề nghiệp, Luật Kinh doanh bảo hiểm và pháp luật khác.

Hiệp hội đã ban hành mẫu đơn bảo hiểm xây dựng lắp đặt tạo điều kiện cho các chủ dự án, chủ thầu, nhà thầu, môi giới bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm tham gia đấu thầu, tránh cạnh tranh không lành mạnh. Hiệp hội đã ban hành quy tắc điều khoản mẫu của bảo hiểm nhân thọ nhằm thống nhất sử dụng các điều khoản từ ngữ, thuật ngữ có cách hiểu chung thuận lợi cho khách hàng và trong việc phê duyệt sản phẩm.

Hiệp hội có các Ban nghiệp vụ bán chuyên trách như Bảo hiểm tai nạn chăm sóc y tế con người, bảo hiểm xe cơ giới, Bảo hiểm hàng hoá, Bảo hiểm tàu biển, Bảo hiểm xây dựng lắp đặt, Bảo hiểm cháy nổ, Quản lý đại lý, pháp chế… gồm trưởng các bộ phận của các doanh nghiệp bảo hiểm. Sáu tháng một lần các ban trên họp đánh giá phân tích thị trường và hoạt động bảo hiểm, đưa ra những khuyến nghị và chương trình hoạt động đề xuất với lãnh đạo doanh nghiệp bảo hiểm (CEO) thống nhất cách giải quyết.

8. Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam được giao quản lý Quỹ Bảo hiểm xe cơ giới, có nhiều hoạt động thiết thực nhằm tuyên truyền giáo dục đảm bảo an toàn giao thông đề phòng hạn chế tổn thất.

Hiệp hội đã tổ chức nhiều nội dung và chương trình tuyên truyền đảm bảo trật tự an toàn giao thông và chế độ bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ xe cơ giới như các bài viết, phóng sự, trả lời phỏng vấn trên các phương tiện thông tin đại chúng; in áp phích, tờ rơi tuyên truyền, khảo sát, học tập bảo hiểm xe cơ giới các nước trong khu vực, tài trờ và trao thưởng cho hội thi lái xe an toàn toàn quốc. Từ năm 2005 đến nay, Hiệp hội đã tài trợ hơn 12 tỷ đồng xây dựng các công trình khắc phục điểm đen tai nạn giao thông tại thị xã Bắc Giang; Cầu Giẽ Phú Xuyên; Tam Điệp Ninh Bình; Hà Trung Thanh Hoá; cửa ngõ thành phố Vinh; Gia Nghĩa Đắc Nông và đang tiến hành các công trình tại Kontum, Bắc Cạn, Gia Lai, Nam Định.

9. Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam ngày càng khẳng định uy tín, vai trò trên thị trường bảo hiểm.

Các doanh nghiệp bảo hiểm thấy được lợi ích của mình khi tham gia Hiệp hội, 100% doanh nghiệp bảo hiểm có mặt trên thị trường bảo hiểm Việt Nam đều là hội viên Hiệp hội. Đến nay đã có 27 doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, 11 doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ, 1 doanh nghiệp tái bảo hiểm là hội viên chính thức. Vai trò của Hiệp hội đã ảnh hưởng tích cực đến khối các tổ chức có hoạt động liên quan tới bảo hiểm và các tổ chức này gia nhập Hiệp hội với tư cách hội viên chính thức như các công ty môi giới bảo hiểm, các công ty tư vấn giám định bảo hiểm, các văn phòng đại diện bảo hiểm nước ngoài, các trường đào tạo đại học bảo hiểm (25 hội viên liên kết).

Hiệp hội là nơi cung cấp, cập nhật thông tin, đánh giá tổng hợp thị trường bảo hiểm Việt Nam, là địa chỉ đáng tin cậy của các phóng viên báo chí. Hiệp hội là nơi tham vấn ý kiến và các văn bản pháp quy, cơ chế chính sách, chế độ thủ tục hành chính liên quan đến các cơ quan soạn thảo văn bản. Hiệp hội là nơi để các tổ chức kinh tế xã hội và khách hàng bảo hiểm trình bày những vướng mắc, những khiếu nại liên quan đến hoạt động kinh doanh bảo hiểm và được giải quyết kịp thời thông qua đường dây nóng, email và thư tín gửi về Hiệp hội.

Vai trò của Hiệp hội được Bộ Tài chính ghi nhận là cầu nối giữa cơ quan quản lý với các doanh nghiệp bảo hiểm đồng thời là cầu nối của khách hàng cũng như người có nhu cầu bảo hiểm với các doanh nghiệp bảo hiểm.

10. Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam ngày càng khẳng định vai trò của mình trong quan hệ quốc tế.

Hiệp hội bao hiem viet nam là thành viên của Hội đồng Bảo hiểm các nước ASEAN (AIC) và kỳ họp thứ 35 tại Lào tháng 10/2009 đảm nhận chức chủ tịch AIC điều hành Hội nghị và tiếp tục điều hành hội nghị AIC 36 tại Philippines năm 2010. Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam có quan hệ tốt và có uy tín với các Hiệp hội Bảo hiểm nhân thọ, phi nhân thọ các nước Đông Nam Á, Nhật bản. Hiệp hội có quan hệ rộng rãi với các tổ chức bảo hiểm quốc tế như Swissre, Munichre, AXA…

Có thể nói 10 năm qua ghi nhận sự trưởng thành, phát triển của Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam. Hiệp hội đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của mình, góp phần trợ giúp các doanh nghiệp bảo hiểm phát triển hiệu quả, góp phần phất triển thị trường bảo hiểm Việt Nam tăng trưởng lành mạnh, mang lại nhiều lợi ích cho khách hàng, đóng góp tích cực cho nền kinh tế xã hội.

Mười sự kiện nổi bật của ngành Bảo hiểm Việt Nam năm 2013

Những ngày đầu Xuân, thị trường bảo hiểm đã bắt đầu hé lộ những con số cập nhật về thị trường 2013, dù không thật hoành tráng nhưng đủ để lạc quan. Đầu tư Chứng khoán xin trích đăng 10 sự kiện của ngành bảo hiểm 2013 do Tổng thư ký Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam bình chọn

bảo hiểm việt nam


1. Chính phủ ban hành Nghị định 98/2013/NĐ-CP về xử phạt hành chính trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm và Bộ Tài chính ban hành Thông tư 101/2013/TT-BTC hướng dẫn quản lý và sử dụng Quỹ Bảo vệ người được bảo hiểm nhằm đảm bảo tính thượng tôn pháp luật của Doanh nghiệp bảo hiểm và người tham gia bảo hiểm, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của người tham gia bảo hiểm khi Doanh nghiệp bảo hiểm mất khả năng thanh toán.

2. Doanh nghiệp bao hiem nhan tho bắt đầu thực hiện chính sách an sinh xã hội theo quy định của Thông tư 115/2013/BTC về Bảo hiểm hưu trí tự nguyện và Quỹ Bảo hiểm hưu trí, nhằm đảm bảo cho người lao động (cả người dân, thợ thủ công, tiểu chủ, tiểu thương, lao động tự do) có thu nhập từ hưu trí tự nguyện khi hết độ tuổi lao động.

3. Mặc dù phí bảo hiểm thu được chỉ bằng 1/3 số tiền bồi thường do tổn thất bị dịch bệnh và những dấu hiệu trục lợi bảo hiểm cần được làm rõ nhưng Bảo Việt, Bảo Minh, Vinare tiếp tục thực hiện chính sách của Chính phủ tiến hành thí điểm bảo hiểm cây lúa, vật nuôi, thủy sản trên 20 tỉnh thành phố cả nước.

4. 7 Doanh nghiệp bao hiem (Bảo Minh, Bảo Việt, PVI, Bảo Việt Tokiomarine, QBE, AIG, UIC) tiếp tục thực hiện chính sách thí điểm bảo hiểm tín dụng xuất khẩu mặc dù hai năm qua (2011-2012) phí bảo hiểm thu được 9,62 tỉ đồng nhưng bồi thường lên tới 13,33 tỉ đồng.

5. ABIC là Doanh nghiệp bảo hiểm đầu tiên với trách nhiệm của người đứng đầu trong hợp đồng bảo hiểm đã vay ngân hàng hơn 400 tỉ đồng đáp ứng nhu cầu bồi thường cho vụ tàu Vinalines’Queen bị tổn thất khi chở quặng niken. Sau đó, ABIC phân bổ số tiền bồi thường cho các nhà đồng bảo hiểm, tái bảo hiểm liên quan.

6. Lần đầu tiên thị trường bao hiem Phi nhân thọ Quý 1/2013 tăng trưởng âm (-5%) với rất nhiều Doanh nghiệp bảo hiểm, nghiệp vụ bảo hiểm tăng trưởng âm trong cùng thời gian này. Có thể lý giải nguyên nhân là khó khăn nền kinh tế tiết giảm đầu tư chi tiêu công và tăng trưởng tín dụng thấp, nhiều cơ sở ngừng trệ làm giảm nhu cầu bảo hiểm và tình trạng dấu Doanh thu năm 2012 chuyển sang đầu năm 2013 để không phải giao kế giao kế hoạch cao đã không xảy ra do doanh nghiệp đã kiểm soát chi nhánh chặt chẽ. Rất mừng là 6 tháng tăng trưởng 2,5%, 9 tháng tăng trưởng 8%, cả năm tăng trưởng 8%.
bảo hiểm việt nam

7. Thị trường bao hiem Viet Nam không bị áp lực cạnh tranh do tiền nhàn rỗi ­dân cư gửi vào ngân hàng, đầu tư chứng khoán, bất động sản giảm. Đồng thời người dân đã thấy rủi ro khi khủng hoảng tài chính xảy ra tại Châu Âu. Bảo hiểm Nhân thọ nắm bắt cơ hội phát triển sản phẩm, tăng cường chăm sóc khách hàng, đưa doanh thu ước đạt 21.000 tỉ đồng tăng trưởng 15%.

Bảo hiểm phi nhân thọ vượt khó khăn, thách thức, ước đạt doanh thu 23.600 tỉ đồng, tăng trưởng 8%, nhiều doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ có lãi về nghiệp vụ bảo hiểm, không trông chờ lấy lãi đầu tư tài chính bằng tiền nhàn rỗi (khi lãi suất đầu tư giảm) bù đắp cho lỗ nghiệp vụ như trước đây thường làm.

8. Năm 2013 là năm có nhiều bão nhất, trong đó cơn bão số 10, 11 gây thiệt hại nặng nề tại miền Trung, lũ lụt, giá rét, sương muối xảy ra ở vùng núi phía Bắc, tôm bị dịch bệnh tại miền Tây, hỏa hoạn và thiệt hại về tài sản, tính mạng trong tai nạn giao thông làm gia tăng số tiền bồi thường của Doanh nghiệp bảo hiểm.

9. Toàn ngành bảo hiểm Việt Nam đầu tư vào nền kinh tế quốc dân ước đạt 105.000 tỉ đồng, tăng trưởng 5 tỉ USD là nguồn vốn trung và dài hạn quý báu để xây dựng, phát triển đất nước. Đồng thời tạo công ăn việc làm cho 240.000 đại lý bảo hiểm nhân thọ, 60 người ngàn đại lý bảo hiểm phi nhân thọ từ lao động dôi dư của các DN bị đình trệ và có trên 25.000 cán bộ nhân viên bảo hiểm.

10. Bộ Tài chính và Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam tổ chức thành công các Hội nghị của các nhà quản lý bảo hiểm và các Hiệp hội Bảo hiểm của các nước ASEAN tại Đà Nẵng do Việt Nam đăng cai, tổ chức tổng kết 20 năm phát triển thị trường bảo hiểm Việt Nam. Ngày 18/12 hàng năm được Cơ quan Quản lý Nhà nước quy định là ngày thị trường Bảo hiểm Việt Nam.
Nguồn: Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam

Thứ Sáu, 21 tháng 2, 2014

Bảo hiểm du học nước ngoài

Khi du học, học tập, nghiên cứu ở nước ngoài bạn nên mua bảo hiểm du học, bảo hiểm y tế du lịch để đối phó với các rủi ro về tai nạn, ốm đau, những sự cố bất ngờ trong thời gian lưu trú ở nước ngoài, sự không hiểu biết về nước sở tại ...

Hiện nay, hầu hết các nước sở tại đều bắt buộc du học sinh, sinh viên, thực tập sinh, nghiên cứu sinh nước ngoài phải mua bảo hiểm du học, bảo hiểm y tế du lịch (bảo hiểm du lịch toàn cầu, bảo hiểm du lịch quốc tế) (thường là trước khi cấp VISA)

Thông tin tham khảo cần thiết:

 Khi đi du học, học tập, nghiên cứu tại các nước khối Schengen gồm Đức, Ba Lan, Cộng hòa Séc, Hungary, Slovakia, Slovenia, Estonia, Latvia, Litva, Malta, Iceland, Na Uy, Thụy Điển, Phần Lan, Đan Mạch, Hà Lan, Bỉ, Luxembourg, Pháp, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Thụy Sỹ, Áo, Ý, Hy Lạp và một số nước châu Âu khác, bạn được yêu cầu phải mua bảo hiểm du học, bảo hiểm y tế du lịch khi xin visa. Mức trách nhiệm bảo hiểm du học, bảo hiểm y tế du lịch (bảo hiểm du lịch quốc tế, bảo hiểm du lịch toàn cầu) tối thiểu mà (Đại sứ quán) các nước này yêu cầu đối với công dân nước ngoài là: 30.000 EUR hoặc 50.000 USD.
bảo hiểm du học

Sản phẩm bảo hiểm này có những ưu thế nổi trội sau:

- Mức phí bảo hiểm thấp phù hợp với mọi đối tượng.

- Có nhiều hạng bảo hiểm với mức trách nhiệm bảo hiểm và mức phí bảo hiểm khác nhau để khách hàng lựa chọn phù hợp với khả năng tài chính của khách hàng và yêu cầu của Đại sứ quán/ Quốc gia quý khách sang du học, học tập, nghiên cứu. Đơn bảo hiểm du học, bảo hiểm y tế du lịch có giá trị quốc tế, được 100% Đại Sứ Quán chấp nhận và đề xuất.

- Cấp đơn bảo hiểm nhanh chóng, thủ tục đơn giản tạo điều kiện cho quý khách xin được thị thực.

- Quyền lợi bảo hiểm rộng bao trùm mọi rủi ro khi bạn ở nước ngoài như các rủi ro về ốm đau, tai nạn, nhỡ chuyến bay, mất tư trang, hành lý, các rủi ro phát sinh do sự thiếu hiểu biết về nước sở tại..., hỗ trợ các chi phí thăm thân, đi lại, vận chuyển khẩn cấp, hồi hương, dịch vụ hỗ trợ du lịch...

- Được hỗ trợ khẩn cấp bất kỳ khi nào, ở bất kỳ địa điểm nào với dịch vụ SOS International

- Thủ tục khiếu nại, giải quyết bồi thường rất đơn gian, thuận tiện cho khách hàng

Thủ tục cấp đơn bảo hiểm du học, bảo hiểm y tế du lịch khi xin VISA để du học tại châu Âu như sau:

+ Quý khách cung cấp các thông tin sau qua email hoặc fax hoặc điện thoại: (1)Họ tên, (2)Ngày sinh, (3) Địa chỉ (trên CMT hoặc Hộ Khẩu), (4)Số hộ chiểu, (5)Nước đến (vd: USA, Nhật hoặc khối Schengen…), (6)Ngày xuất cảnh-Ngày về dự kiến (sau khi xin được VISA, có thể điều chỉnh Đơn bảo hiểm cho đúng Ngày xuất cảnh-Ngày về thực tế mà không mất thêm phí), (7)Số ĐT liên hệ.

+ Sau khi có đầy đủ các thông tin trên, sẽ phát hành Đơn bảo hiểm du học, bảo hiểm y tế du lịch.

+ Giấy chứng nhận bảo hiểm làm bằng song ngữ Anh - Việt, đảm bảo 100% theo yêu cầu của các Đại sứ quán.

+ Giao Đơn bảo hiểm du học, bảo hiểm y tế du lịch, Hóa đơn tài chính đến địa chỉ quý khách yêu cầu.

Một số kinh nghiệm mua bảo hiểm sức khỏe trước khi có thai

Khi bạn quyết định sinh em bé, bao hiem suc khoe có thể không phải là ưu tiên hàng đầu để thực hiện nhưng nếu bạn cân nhắc đến việc thanh toán các chi phí y tế như thế nào khi sinh em bé thì bao hiem suc khoe sẽ trở thành yếu tố quan trọng trong kế hoạch của gia đình bạn. Vì bản chất của bảo hiểm hướng đến là bảo hiểm cho con người đối với những rủi ro về sức khỏe không thể đoán trước được, nên bảo hiểm thai sản chỉ được bán kèm với bao hiem suc khoe và có áp dụng thời gian chờ trước khi được bảo hiểm (bạn không thể sử dụng quyền lợi thai sản nếu bạn đã có thai). Có rất nhiều lựa chọn khi mua bảo hiểm và điều quan trọng là bạn cần hiểu các quy tắc bảo hiểm để bạn được lợi nhất.
 bao hiem suc khoe
Bạn nên mua bao hiem suc khoe nào? Trước tiên bạn cần hiểu rõ nhu cầu của mình, ngân sách và thành viên nào trong gia đình sẽ tham gia bảo hiểm? Bạn cần khoảng bao nhiêu tiền cho việc khám thai, sinh em bé? Mọi người trong gia đình bạn có cần được bảo hiểm không? Em bé mới sinh của bạn có cần được bao hiem suc khoe hay không? Các chi phí nào bạn có thể tự trả được và các chi phí nào cần được bảo hiểm. Một số nhà bảo hiểm chỉ trả cho chi phí sinh con, không bảo hiểm cho chi phí khám thai và bảo hiểm em bé sau khi sinh. Một số khác thì bảo hiểm quyền lợi thai sản với điều kiện đồng thanh toán, có nghĩa là nhà bảo hiểm chỉ thanh toán một tỷ lệ phần trăm nhất định, không thanh toán toàn bộ chi phí, thông thường khoảng 80%. Một mách nước khác cho bạn là nên cân nhắc quyền lợi bao hiem suc khoe miễn phí cho em bé sau khi sinh nếu cha mẹ có bảo hiểm. Một số nhà bảo hiểm có thêm quyền lợi bảo hiểm miễn phí dành cho em bé sau khi sinh cho tới ngày tái tục hợp đồng của Người được bảo hiểm. Quyền lợi này có thể tương đương với chương trình bao hiem suc khoe của bạn, giúp bạn tiết kiệm tiền để chăm sóc cho em bé.

Yếu tố kế tiếp bạn cần cân nhắc là thời gian chờ của quyền lợi thai sản. Thời gian chờ có nghĩa là bạn phải có bảo hiểm trong nhiều tháng trước khi bạn mang thai, thông thường là 3 tháng tùy vào nhà bảo hiểm quy định. Điều này có nghĩa là bạn có thể bắt đầu mang thai sau 3 tháng mua bảo hiểm và nhà bảo hiểm sẽ chi trả các chi phí y tế phát sinh cho quyền lợi thai sản. Việc hiểu rõ thời gian chờ của quyền lợi thai sản sẽ giúp bạn có một kế hoạch sinh con tốt hơn, tránh những hiểu lầm không đáng có, yên tâm hơn khi mang thai và không lo lắng nhiều về việc thanh toán các chi phí y tế.

Yếu tố quan trọng cuối cùng là cân nhắc toàn bộ chương trình bao hiem suc khoe với ngân sách của bạn. Bao hiem suc khoe sẽ thanh toán cho các chi phí y tế phát sinh do bệnh tật, tai nạn nhập viện, phẫu thuật, khám ngoại trú, điều trị cấp cứu, nha khoa, thai sản, khám sức khỏe định kỳ & chủng ngừa, cũng như tiếp cận dịch vụ hỗ trợ y tế 24/7. Bạn cũng có thể đi đến các bệnh viện mong muốn để được điều trị tốt nhất chứ không phải vì chi phí điều trị rẻ nhất. Tất cả các hợp đồng bao hiem suc khoe là hợp đồng 12 tháng và không hoàn trả phí. Thông thường bao hiem suc khoe được chia thành hai phần chính: Quyền lợi bắt buộc và Quyền lợi lựa chọn. Quyền lợi bắt buộc là quyền lợi điều trị nội trú, cấp cứu, tai nạn và các bệnh nghiêm trọng. Quyền lợi lựa chọn thông thường gồm quyền lợi điều trị ngoại trú, nha khoa, thai sản, kiểm tra sức khỏe định kỳ và tiêm chủng … Một lần nữa bạn cần cân nhắc nhu cầu của mình, cái nào cần thiết, cái nào không cần thiết, mức quyền lợi nào là đáp ứng đủ nhu cầu của mình để có chương trình bảo hiểm phù hợp nhất. Tốt nhất là hãy thảo luận với công ty bảo hiểm mà bạn tin tưởng.

Nếu bạn muốn được tư vấn thêm về chương trình bao hiem suc khoe, bạn có thể nhấp vào đường link này và để lại thông tin liên hệ. Chúng tôi sẽ cố gắng liên hệ để giúp bạn hiểu rõ hơn về bao hiem suc khoe trước khi bạn quyết định mua.

Thị Trường Bảo Hiểm Toàn Cầu Tăng Trưởng Ít Nhất 50% Tới Năm 2020 – Munich Re

Thị trường bảo hiểm toàn cầu sẽ tăng trưởng mạnh cho tới năm 2020, đối với thị trường bảo hiểm phi nhân thọ sẽ phát triển khoảng 50% so với năm 2012 đạt 1,85 nghìn tỷ EUR (2,38 nghìn tỷ USD), trong khi đó thị trường bảo hiểm nhân thọ sẽ tăng khoảng hai phần ba đạt 3,1 nghìn tỷ EUR.

Tuy nhiên, sự tăng trưởng của thị trường tái bảo hiểm toàn cầu sẽ chậm hơn so với bảo hiểm gốc.

Sự phát triển của bảo hiểm gốc và tái bảo hiểm ở các nước mới nổi sẽ là mạnh mẽ hơn nhiều so với các nước công nghiệp phát triển. Tuy nhiên, các thị trường lâu đời ở Bắc Mỹ, Tây Âu và các nước phát triển ở châu Á/Thái Bình Dương vẫn tiếp tục đứng đầu trong việc tăng trưởng. Thị phần phí bảo hiểm của các nước mới nổi ở châu Á sẽ tăng từ 8 % lên 16%.
bảo hiểm toàn cầu

Tiến sĩ Michael Menhart, giám đốc kinh tế của Munich Re cho biết: “Khoảng một nửa phần phí bảo hiểm kiếm thêm từ năm 2013 và 2020 sẽ tới từ các nước Mỹ, Trung Quốc và Nhật Bản. Trong đó, những thị trường bão hòa và thị trường mới nổi đều thể hiện những tiềm năng phát triển bảo hiểm và tái bảo hiểm.”

“Chúng tôi hy vọng các nền kinh tế của các nước công nghiệp chủ chốt sẽ được cải thiện vào nửa cuối năm 2013 và trong năm 2014. Điều đó sẽ thúc đẩy nhu cấu đối với bảo hiểm”, ông nói thêm.

Triển vọng của thị trường Munich Re cũng dự đoán sự tăng trưởng phí cho thị trường bảo hiểm toàn cầu sẽ dưới 3% trong năm 2013 và khoảng trên 3,5% trong năm 2014. Trong năm 2012, thị trường tăng trưởng khoảng 1%. Lý do để tin vào sự tăng trưởng này là do sự hồi sinh của bảo hiểm nhân thọ.

Đối với tái bảo hiểm toàn cầu, tăng trưởng 3,3% trong năm 2012, một phần là do tăng tỷ lệ phí bởi một loạt các thảm họa thiên nhiên của năm trước đó. Tăng khoảng 1% trong năm 2013 và 2,3% trong năm 2014, và được dự đoán là nhiều hơn ở tái bảo hiểm nhân thọ so với phi nhân thọ.

Thứ Tư, 19 tháng 2, 2014

Những vị trí làm việc trong các công ty bao hiem bạn cần biết

Một bài chia sẻ hay về lĩnh vực Bảo hiểm thương mại (BHTM), các vị trí trong các Công ty bao hiem, đơn vị nhà nước về bảo hiểm, Tái bảo hiểm, môi giới bảo hiểm... nói chung là các vị trí khác ngoài vị trí làm Tư vấn bảo hiểm như các bạn thường nghĩ mình sẽ phải đi bán bảo hiểm. 

Vì nhiều bạn rất hay lầm tưởng vào Bảo hiểm thương mại là chỉ đi làm tư vấn, đi ban bao hiem nhan tho / phi nhan tho, ừ đúng, bước khởi đầu của các bạn là vậy? Nhưng sao ta ko thử nghĩ lịa, liệu rằng kiến thức và kỹ năng của một sinh viên mới ra trường có đáp ứng nổi yêu cầu khó tính của các Doanh nghiệp bảo hiểm trong các vị trí khác ở Công ty  không ngoài vị trí đi bán bảo hiểm?

-- Đáp ứng nhu cầu đó, mình sẽ chia sẻ một bài về các vị trí trong các Công ty bao hiem, (khoảng 15 vị trí) để các bạn có định hướng cho mình rõ nhất mình theo hướng nào, cần chuyên tâm những kỹ năng, kiến thức nào có nghiệp vụ đó để đáp ứng được nhu cầu ngày càng khó tính của Doanh nghiệp bảo hiểm.

Điều kiện làm việc và cơ hội nghề nghiệp

Làm việc trong ngành bao hiem bạn sẽ bước vào môi trường làm việc hết sức sôi động với nhịp sống mang tính hội nhập quốc tế cao. 

Công việc này đòi hỏi bạn phải luôn vận động cả về tư duy lẫn hành động. Công việc này rất lý thú đòi hỏi năng lực trí tuệ cao và cũng rất căng thẳng. Bạn sẽ được trả lương phù hợp với những đóng góp của mình cho công ty và có cơ hội để tiếp tục được đào tạo trở thành chuyên gia bảo hiểm, chuyên gia tài chính danh tiếng và có vị trí cao trong doanh nghiệp của mình và trong xã hội.

Ngày nay, ở Việt Nam, bảo hiểm đang là lĩnh vực hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài. Đã, đang và sẽ có hàng loạt các công ty bao hiem trong nước và quốc tế ra đời, nhiều công ty bao hiem hiện nay đang dần hình thành những tập đoàn tài chính - bảo hiểm lớn với phạm vi hoạt động bao trùm lên nhiều lĩnh vực: bảo hiểm, ngân hàng, quản lý quỹ đầu tư, chứng khoán, cho thuê tài sản và có mặt ở khắp mọi nơi. Bạn đừng lo ngại về công việc, nếu bạn thực sự đáp ứng được yêu cầu công việc, bạn sẽ trở thành mục tiêu đắt giá của nhiều hãng bảo hiểm trong nước và quốc tế.

Một số cơ hội nghề nghiệp trong ngành bao hiem:

1. Chuyên viên nghiên cứu bao hiem

 Chuyên viên nghiên cứu bảo hiểm có thể làm tại các Công ty bao hiem, văn phòng chi nhánh bảo hiểm nước ngoài tại Việt Nam...
Làm việc tại các trường đại học, các viện nghiên cứu về kinh tế - tài chính. Hoạt động hàng ngày của họ là nghiên cứu tài liệu bảo hiểm, tra cứu số liệu, tìm kiếm thông tin, khảo sát thực tế tại các doanh nghiệp bảo hiểm, tham gia đào tạo v.v…

2. Cán bộ giám định, bồi thường thiệt hại:

 Giám định hiện nay các bạn có thể làm tại các công ty bao hiem, các công ty môi giới bảo hiểm, công ty về giám định....
Kịp thời có mặt khi khách hàng gặp sự cố không may để giúp đỡ nạn nhân và tiến hành các công việc xác minh, đánh giá mức độ thiệt hại. Sau đó, họ sẽ quyết định và chi trả tiền đền bù cho người bị nạn để khôi phục lại sức sản xuất và cuộc sống bình thường. 

3. Chuyên viên đầu tư:

Chức năng của đầu tư là xem xét thị trường tài chính và tình hình kinh tế và quản lý thực hiện các hoạt động đầu tư theo chỉ đạo của Ban giám đốc công ty. Cùng với bộ phận tính phí, phòng đầu tư thực hiện các hoạt động đầu tư để tạo ra lợi nhuận nhằm thực hiện được các nghĩa vụ trả tiền của công ty kịp thời và đầy đủ. Các thành viên được ủy quyền của phòng đầu tư sẽ mua và bán cổ phiếu, trái phiếu, cầm cố, bất động sản, và các sản phẩm tài chính khác. Họ cũng cố vấn cho ban giám đốc trong các việc liên doanh liên kết hoặc mua lại cổ phần ở một số doanh nghiệp khác

Thực hiện chức năng hoạt động đầu tư tài chính để thu lợi nhuận cho công ty bao hiem. Họ phân tích các lĩnh vực đầu tư, các kênh đầu tư rồi quyết định bỏ vốn đầu tư vào các lĩnh vực như chứng khoán, bất động sản, trái phiếu chính phủ, cho vay v.v…

4. Cán bộ tái bảo hiểm:

Là những người thực hiện công việc chuyển nhượng hợp đồng bảo hiểm mà công ty của mình đã ký kết với khách hàng cho công ty bao hiem khác hoặc nhà tái bảo hiểm do những hợp đồng này quá lớn so với năng lực của công ty. Ngược lại, họ cũng tiếp nhận các dịch vụ do các công ty bao hiem khác chuyển đến.

5. Cán bộ quản lý nhà nước về bảo hiểm: 

Đảm bảo cho các hoạt động giao dịch về bảo hiểm, các công ty bao hiem tuân thủ đúng pháp luật, nhằm bảo vệ quyền lợi cho khách hàng bảo hiểm và sự ổn định của thị trường. Những chuyên gia này là việc trong các cơ quan quản lý nhà nước về lĩnh vực bảo hiểm.

6. Chuyên gia môi giới bảo hiểm (broker):

 Môi giới đại diện là người đại diện cho khách hàng tìm hiểu sản phẩm bảo hiểm, ký kết hợp đồng bảo hiểm với các cồng ty bảo hiểm.
Đại diện cho khách hàng bảo hiểm để đàm phán hợp đồng với công ty bao hiem. Nếu hợp đồng được ký kết, họ sẽ được hưởng hoa hồng do công ty bao hiem trả. Nhìn chung, người làm môi giới bảo hiểm phải có tố chất đặc biệt và thực sự am hiểu thị trường, sản phẩm bảo hiểm nhân thọ của nhiều công ty bao hiem.

7. Tư vấn bao hiem:

Đại diện cho công ty bao hiem, gặp gỡ và tư vấn cho khách hàng hoạch định kế hoạch tài chính cá nhân cũng như tham gia mua bảo hiểm của công ty mà họ làm đại diện. Khi hợp đồng bảo hiểm được ký kết, người tư vấn sẽ được nhận thù lao từ công ty bao hiem.
 Hiện nay trên thị trường bảo hiểm nhân thọ có khoảng 260.000 nghìn tư vấn bảo hiểm (số liệu được cập nhật năm 2013)

8. Chuyên viên phát triển sản phẩm bao hiem:

Nghiên cứu nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng bao hiem để thiết kế các sản phẩm bảo hiểm mới thay thế hoặc hoàn thiện các sản phẩm hiện có để đáp ứng các nhu cầu mới hoặc thay đổi của khách hàng. Vị trí chuyên viên phát triển sản phẩm còn nghiên cứu các sản phẩm của đối thủ cạnh tranh để thiết kế và cải tiến thành sản phẩm mới của Công ty mình.
bao hiem

9. Chuyên viên Marketing

Chuyên viên Marketing  tại công ty chịu các trách nhiệm:
- Nghiên cứu để xác định các khách hàng mục tiêu
- Phối hợp với các phòng chức năng khác trong công ty để thiết kế các sản phẩm mới và xem xét lại các sản phẩm hiện hành nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
- Thiết lập và duy trì hệ thống phân phối sản phẩm của công ty
- Thực hiện các chiến dịch quảng cáo và các hoạt động xúc tiến bán hàng
- Hệ thống phân phối công ty bao hiem sử dụng sẽ giúp xác định loại hoạt động phòng Marketing sẽ thực hiện. 

10. Chuyên viên định phí

Tính giá chi phí của các dịch vụ bảo hiểm, xác định chiến lược đầu tư tài chính, thống kê rủi ro… cho công ty bao hiem. Những nhân viên này thường được đào tạo tại các nước phát triển như Anh, Pháp, Mỹ…Ở Việt Nam thì chưa có trường Đại học nào đào tạo chuyên nghiệp về cán bộ định phí mà các bạn chỉ được học rất cơ bản các chương trình định phí bảo hiểm tại trường thôi

Chức năng định phí chịu trách nhiệm cho việc đảm bảo rằng công ty thực hiện các hoạt động trên một nền tảng tài chính tốt. Các định phí viên đóng một vai trò quan trọng trong việc thiết kế các sản phẩm bảo hiểm của công ty. 

Phòng định phí xác định tỷ lệ phí và lãi chia, xác định quỹ dự phòng cần có, tính toán các khoản tiền vay và các quyền lợi không thể tước đoạt. Các chuyên viên tính phí cũng tiến hành các hoạt động nghiên cứu cần thiết để dự đoán tỷ lệ tử vong và thương tật, hỗ trợ công tác đánh giá rủi ro, đánh giá khả năng thu lợi của các sản phẩm của công ty, và giúp đàm phán các thoả thuận tái bảo hiểm mà qua đó công ty bao hiem chuyển giao một vài hoặc toàn bộ rủi ro bảo hiểm sang cho công ty khác. 

Các định phí viên cũng thường duy trì quan hệ với các nhà quản lý bảo hiểm. Ngoài ra, định phí viên hằng năm sẽ báo cáo về tình trạng đầy đủ của quỹ dự phòng của công ty bao hiem.

11. Chuyên viên đánh giá rủi ro

 Tiến hành thu thập thông tin, nghiên cứu các khai báo của khách hàng rồi đưa ra quyết định cấp đơn hay không cấp đơn bảo hiểm, xác định mức phí bảo hiểm mà khách hàng phải nộp.

Trong công ty bao hiem nhân thọ, bộ phận đánh giá rủi ro chịu trách nhiệm đảm bảo rằng công ty bao hiem luôn chấp nhận bảo hiểm cho những người mà tỷ lệ tử vong thực tế, xét trong một nhóm người, không vượt quá tỷ lệ tử vong đã được giả định khi tính phí. Để làm được điều đó, phòng đánh giá rủi ro sẽ phải phối hợp với phòng định phí và bộ phận y tế để thiết lập các tiêu chuẩn nhằm đánh giá và phân loại một cách chính xác từng người được bảo hiểm căn cứ trên mức độ rủi ro của họ. Tiếp theo, phòng sẽ lựa chọn những người được bảo hiểm căn cứ trên các tiêu chuẩn quy định cho từng sản phẩm. 

12. Nhân viên dịch vụ khách hàng

Bộ phận dịch vụ khách hàng cung cấp các dịch vụ trợ giúp cho khách hàng của công ty bao hiem. Khách hàng của một công ty bao hiem bao gồm đại lý, môi giới, cán bộ công ty, người thụ hưởng quyền lợi, cũng như chủ hợp đồng bảo hiểm.

Các nhân viên phòng dịch vụ khách hàng giải quyết các yêu cầu về thông tin, giải thích điều khoản hợp đồng, trả lời các câu hỏi về phạm vi và quyền lợi bảo hiểm, thực hiện các thay đổi theo yêu cầu của người tham gia bảo hiểm, như: thay đổi địa chỉ, thay đổi người thụ hưởng, thay đổi phương thức (định kỳ) đóng phí. 

Phòng dịch vụ khách hàng cũng có thể tính toán và giải quyết các yêu cầu vay tiền, quyền lựa chọn không thể tước đoạt và thanh toán lãi chia theo hợp đồng.

13. Chuyên viên pháp lý

Phòng pháp chế chịu trách nhiệm đối với tất cả các vấn đề pháp lý của công ty. Các chuyên viên pháp lý của công ty tư vấn cho các cán bộ giải quyết quyền lợi bảo hiểm trong trường hợp có các khiếu nại phát sinh; làm việc với các kế toán viên để xác định trách nhiệm thuế của công ty; đại diện cho công ty hoặc giám sát các đại diện của công ty trước toà trong các vụ kiện liên quan đến công ty; thực hiện các thoả thuận đầu tư, chuyển nhượng hợp đồng, xác định quyền sở hữu; và thiết kế các mẫu hợp đồng, hợp đồng đại lý, và các văn bản pháp lý khác mà công ty sử dụng. Một vài công ty sáp nhập chức năng pháp lý và tuân thủ luật lệ thành một phòng, một số công ty khác lại có hai phòng tách biệt. 

14. Chuyên viên Bancassurance (Bảo hiểm qua ngân hàng)

Khái niệm Bancassurance là việc ngân hàng và Công ty bao hiem hợp tác với nhau để phát triển và phân phối một cách hiệu quả các sản phẩm ngân hàng và bảo hiểm thông qua việc cung cấp các sản phẩm cho cùng một cơ sở khách hàng. Ở đây, cần phân biệt việc ngân hàng phân phối các sản phẩm bảo hiểm với các doanh nghiệp bảo hiểm cung cấp và phân phối các dịch vụ tài chính, ngân hàng (assurbanking).
 Mô hình bán bảo hiểm qua ngân hàng đang thực sự phát triển qua những năm gần đây tại Việt Nam, hàng loạt ngân hàng đang chuyển minh sang lĩnh vực Bảo hiểm và nhân sự cho ngành này đang còn rất thiếu.
Nói cách khác, Bancassurance là hoạt động kinh doanh theo đó ngân hàng sử dụng các kênh phân phối do ngân hàng thiết lập để chào bán các sản phẩm bảo hiểm/liên quan đến bảo hiểm thông qua cơ sở dữ liệu khách hàng của ngân hàng. Assurbanking thì ngược lại, là việc công ty bao hiem chào bán các sản phẩm dịch vụ tài chính và ngân hàng thông qua kênh phân phối của công ty bao hiem.
Đây là một công việc rất hấp dẫn và đang rất được phát triển tại Việt Nam, các công ty bao hiem và ngân hàng tuyển rất nhiều vị trí trong lĩnh vực này.

15. Nhân viên ban bao hiem nhan tho / phi nhan tho trực tuyến.

Ở Việt Nam, có trên 31 triệu người đang sử dụng Internet và theo kết quả khảo sát Net Index 2011 của Yahoo và Kantar Media, tỷ lệ người sử dụng Internet hàng ngày đã vượt qua radio (23%) và báo giấy (40%) để trở thành phương tiện thông tin được sử dụng phổ biến thứ hai tại Việt Nam (42%), chỉ sau truyền hình (98%). Tiếp thị trực tuyến, vì thế, có dư địa để tăng trưởng mạnh mẽ.
 Mua bảo hiểm trực tuyến là một xu hướng mới tại Việt Nam thời gian tới.
Với trình độ phát triển của công nghệ thông tin hiện nay, kênh phân phối bán bảo hiểm Internet đang được rất nhiều công ty bao hiem áp dụng như BIC, MIC, PVI, Bảo Việt, Liberty....Ban bao hiem nhan tho cũng vì đó trở thành công việc cực kỳ hấp dẫn đối với các bạn.