Thứ Ba, 11 tháng 2, 2014

Thị trường bảo hiểm vietnam: Sáng hơn trong năm mới

Báo cáo của Cục quản lý, giám sát bảo hiểm (Bộ Tài chính) cho thấy, dự kiến năm 2014, tổng doanh thu phí bảo hiểm toàn thị trường tăng trưởng khoảng 10 - 11% so với năm 2013.
Năm 2013, Bộ Tài chính đã đẩy mạnh các hoạt động tái cấu trúc thị trường bảo hiểm, tạo điều kiện và khuyến khích doanh nghiệp bảo hiểm khai thác tại các mảng thị trường tiềm năng... Nhờ đó, thị trường bảo hiểm năm 2013 đã vượt qua khó khăn, tăng trưởng khá, tạo động lực và niềm lạc quan cho năm 2014.

Ba điểm nhấn

Kết quả khả quan trong bối cảnh khó khăn chung của nền kinh tế, thị trường bảo hiểm. Tổng doanh thu phí bảo hiểm của toàn thị trường năm 2013 ước đạt 44.388 tỷ đồng, tăng 7,6% so với năm 2012, trong đó doanh thu phí bảo hiểm phi nhân thọ ước đạt 23.968 tỷ đồng, tăng 5%; doanh thu phí bảo hiểm nhân thọ ước đạt 20.420 tỷ đồng, tăng 11%. Tổng số tiền các doanh nghiệp bảo hiểm đã bồi thường và chi trả tiền bảo hiểm ước đạt 17.685 tỷ đồng, trong đó các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ chi trả khoảng 8.095 tỷ đồng; các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ chi trả khoảng 9.590 tỷ đồng. Năm 2013 cũng ghi dấu ấn về tổng số tiền đầu tư của doanh nghiệp bảo hiểm trở lại nền kinh tế, với con số ước đạt 109.000 tỷ đồng tăng 21,7% so với năm 2012, trong đó, DN nhân thọ khoảng 81.000 tỷ đồng, DN phi nhân thọ khoảng 28.000 tỷ đồng.
bao hiem viet nam
Sự ra đời của hàng loạt sản phẩm bảo hiểm mới, đặc biệt trong lĩnh vực nhân thọ. Trong năm 2013, đã có 39 sản phẩm nhân thọ mới và sản phẩm sửa đổi, bổ sung được Bộ Tài chính phê chuẩn, nâng tổng số sản phẩm nhân thọ cung cấp trên thị trường lên 325 sản phẩm. Như vậy, đến nay, tổng cộng đã có 800 sản phẩm bảo hiểm phi nhân thọ đăng ký với Bộ Tài chính, 325 sản phẩm bảo hiểm nhân thọ được Bộ Tài chính phê duyệt, 3 sản phẩm bảo hiểm bắt buộc được Bộ Tài chính ban hành. Bên cạnh đó, nhiều phương thức bán hàng mới, hiện đại với các điểm nhấn là các sản phẩm bảo hiểm liên kết ngân hàng, kênh bán hàng trực tuyến được một số doanh nghiệp bảo hiểm chú trọng triển khai.

Quyết liệt tái cấu trúc doanh nghiệp bảo hiểm, nâng cao chất lượng đầu tư, bảo đảm an toàn tài chính. Tái cơ cấu tài chính không chỉ là nhu cầu tự thân của các doanh nghiệp bảo hiểm mà còn là yêu cầu từ cơ quan quản lý. Hiện có 44/45 doanh nghiệp bảo hiểm đảm bảo được tiêu chí về an toàn tài chính. Năm 2013, có 6 doanh nghiệp bảo hiểm tăng vốn điều lệ với tổng số tiền hơn 1.000 tỷ đồng. Đối với 01 doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ có dấu hiệu mất khả năng thanh toán, Bộ Tài chính đã chỉ đạo phương án tái cấu trúc thông qua phát hành thêm cổ phiếu, gọi vốn từ nhà đầu tư khác, cơ cấu lại đội ngũ lãnh đạo….

Nhờ vậy, hoạt động của DN này đã được cải thiện. Bộ Tài chính cũng tăng cường quản lý, giám sát và kiểm tra việc tuân thủ quy định về an toàn tài chính của doanh nghiệp bảo hiểm, yêu cầu thực hiện đúng các quy định của pháp luật về đầu tư tài chính, trích lập dự phòng bồi thường bảo hiểm và sử dụng quỹ dự phòng dao động lớn; Duy trì khả năng thanh toán, thực hiện đầu tư theo nguyên tắc an toàn, thận trọng và đảm bảo giới hạn đầu tư theo quy định…

TÌNH HÌNH THỊ TRƯỜNG BẢO HIỂM NĂM 2013


 Chỉ tiêu                                                      Ước năm 2013 (tỷ đồng)
Tổng doanh thu phí bảo hiểm                      44.388
Doanh thu phí bảo hiểm phi nhân thọ              23.968
Doanh thu phí bảo hiểm nhân thọ              20.420
Tổng số tiền đầu tư                                     109.000
Doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ              81.000
Doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ              28.000
Tổng số tiền bồi thường và trả tiền bảo hiểm  17.685
Doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ              8.095
Doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ              9.590

Lạc quan năm mới

Báo cáo của Cục quản lý, giám sát bảo hiểm (Bộ Tài chính) cho thấy, dự kiến năm 2014, tổng doanh thu phí bảo hiểm toàn thị trường tăng trưởng khoảng 10 - 11% so với năm 2013. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia cho rằng, thị trường bao hiem vietnam vẫn đang rất tiềm năng và nếu có hướng đi hợp lý thì tốc độ tăng trưởng sẽ cao hơn dự báo, bất chấp khó khăn của nền kinh tế.

Mới đây, tại Hội nghị các nhà quản lý bảo hiểm ASEAN và Hội nghị Hội đồng bảo hiểm ASEAN, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng cũng nhấn mạnh: “Nhu cầu bảo hiểm của người dân, của các tổ chức kinh tế - xã hội sẽ ngày càng tăng lên. Đây là cơ hội để thị trường bảo hiểm phát triển”. 

Chia sẻ nhận định này, Hiệp hội Bao hiem vietnam cho biết, thị trường bảo hiểm đang có cơ hội tăng tốc bởi: Mức sống của người dân dự kiến sẽ tiếp tục được cải thiện trong thời gian tới; đối tượng có thu nhập khá chưa tham gia bảo hiểm còn nhiều; người dân và các DN ngày càng ý thức mua bảo hiểm nhằm phòng rủi ro trong tương lai... Đây là những yếu tố thuận lợi góp phần tiếp tục thu hút các nhà đầu tư thành lập doanh nghiệp bảo hiểm tại Việt Nam, đồng thời thúc đẩy các doanh nghiệp bảo hiểm phát triển nhiều sản phẩm bảo hiểm mới, đa dạng, phù hợp với nhu cầu của các đối tượng khách hàng.

Chia sẻ về triển vọng thị trường cũng như cơ hội tăng tốc của các doanh nghiệp bảo hiểm trong năm 2014, nhiều lãnh đạo DN cũng tỏ ra rất lạc quan. Ông Takashi Fujji, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Dai-ichi Life Việt Nam cho biết, năm 2014, Dai-ichi Life Việt Nam đặt mục tiêu tăng trưởng khoảng 20%, tiếp tục phát triển mạng lưới kinh doanh phủ rộng khắp các tỉnh, thành nhằm cung cấp các dịch vụ thuận tiện và tốt hơn cho khách hàng theo từng khu vực, nâng cao năng lực cạnh tranh thông qua sự sáng tạo, đổi mới sản phẩm nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng. 

Ông Lê Văn Thành, Tổng giám đốc Bảo hiểm Bảo Minh khẳng định: “Là một nền kinh tế mới nổi với nhiều cơ hội đầu tư hấp dẫn, nên thị trường bao hiem vietnam cũng sẽ có sự tham gia nhiều hơn của các doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài. Điều này sẽ có lợi cho người tiêu dùng và kích thích cạnh tranh, đồng thời đòi hỏi các doanh nghiệp bảo hiểm trong nước phải luôn cải tiến sản phẩm và hoàn thiện khâu chăm sóc khách hàng để cạnh tranh được với đối thủ ngoại”.

Năm 2014, nhiều doanh nghiệp bảo hiểm khẳng định sẽ chú trọng đến hiệu quả nghiệp vụ hơn là tăng doanh thu, thị phần bằng mọi giá. Để tăng cường chất lượng sản phẩm và dịch vụ, các doanh nghiệp bảo hiểm sẽ tiếp tục tái cấu trúc DN, kiện toàn mô hình tổ chức hoạt động, cải thiện hiệu quả hoạt động kinh doanh, nâng cao năng lực tài chính và năng lực quản trị điều hành theo chuẩn mực và thông lệ quốc tế...

Theo Phùng Tuấn

Theo Tạp chí Đầu tư và tài chính số 1+2 - 2014

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét