Thứ Ba, 26 tháng 11, 2013

Bảo hiểm nhân thọ ở Việt Nam: Làm gì để phòng chống gian lận?

Đại tá Bùi Minh Thanh kiến nghị, cần sớm có chế tài nghiêm khắc, đủ mạnh để răn đe, ngăn chặn, thậm chí xử lý hình sự đối với hành vi trục lợi bảo hiểm, gây hậu quả lớn; đồng thời cần có cơ chế bảo vệ, động viên nhân chứng hợp tác giúp đỡ cơ quan Công an để điều tra xác minh làm rõ. Đề nghị Quốc hội nên tội phạm hóa một số hành vi gây nguy hiểm cho xã hội trong trục lợi bảo hiểm.
Theo Đại tá, PGS.TS Bùi Minh Thanh, Trưởng phòng thuộc Cục CSĐT tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ, Bộ Công an thì trục lợi bảo hiểm hiện tập trung nhiều vào nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới, bảo hiểm sức khỏe và tai nạn con người. Theo Đại tá, đã xảy ra những phương thức, thủ đoạn trục lợi bảo hiểm điển hình gồm: thủ đoạn mua bảo hiểm trùng, tức là đối tượng mua bảo hiểm với nhiều doanh nghiệp bảo hiểm để được hưởng bảo hiểm cùng đối tượng, cùng điều kiện và sự kiện bảo hiểm. Khi xảy ra tổn thất, đối tượng được bồi thường gấp nhiều lần trị giá tài sản, thủ đoạn lập hồ sơ sự kiện bảo hiểm xảy ra trong thời hiệu hợp đồng còn hiệu lực.
Có quá nhiều thủ đoạn tinh vi nhằm thực hiện gian lận Bao hiem nhan tho o Viet Nam, trong đó có sự trục lợi về quyền lợi hỗ trợ viện phí và phẫu thuật (mượn thẻ bảo hiểm y tế của người khác để khám chữa bệnh, hoặc nằm viện dài ngày để được hưởng quyền lợi bảo hiểm chăm sóc sức khỏe với những bệnh lý hết sức thông thường…); đồng thời không khai báo trung thực hoặc cố tình che giấu tình trạng bệnh tật trước khi tham gia bảo hiểm (biết bệnh hiểm nghèo rồi mới tham gia bảo hiểm, làm giấy chứng tử giả khi không có sự kiện tử vong…).
bao hiem nhan tho o Viet Nam
Phòng chống gian lận bảo hiểm nhân thọ ở Việt Nam

Vì sao gian lận Bao hiem nhan tho o Viet Nam ngày càng phổ biến với nhiều thủ đoạn tinh vi? 

Nguyên nhân là do công tác quản lý bệnh nhân của các cơ sở y tế còn khá lỏng lẻo, quản lý và kiểm tra thông tin bệnh nhân còn sơ sài, thủ công. Công tác quản lý nguồn nhân lực tại nhiều bệnh viện còn chưa hiệu quả, một số trường hợp bác sỹ, nhân viên tiếp tay với bệnh nhân cho nằm dài ngày với bệnh lý thông thường hoặc lập hồ sơ bệnh án giả. Một nguyên nhân nữa là việc cung cấp thông tin bệnh nhân của các cơ sở y tế còn mang nặng cơ chế xin cho, cửa quyền. Công tác đấu tranh với các vụ án trục lợi bảo hiểm hiện cũng gặp rất nhiều khó khăn do hệ thống các văn bản pháp luật về phòng chống trục lợi bảo hiểm và Bao hiem nhan tho o Viet Nam còn thiếu và chưa đồng bộ.
PGS.TS Đường Minh Giới, Trưởng Bộ môn Pháp luật, Học viện CSND khẳng định, gian lận Bao hiem nhan tho o Viet Nam là hành vi nguy hiểm cho xã hội, do đó cần điều chỉnh bằng Luật Hình sự dựa trên nguyên tắc “mọi hành vi phạm tội phải được phát hiện kịp thời, xử lý nhanh chóng, công minh theo đúng pháp luật. Đối với hành vi trục lợi bảo hiểm, Nhà nước ta đang rất quan tâm, các đơn vị bảo hiểm cũng sẵn sàng chung tay góp sức. Do đó, có thể khẳng định rằng, nếu tội phạm hóa hành vi trục lợi bảo hiểm, thì hệ thống các cơ quan tư pháp chắc chắn có khả năng ngăn chặn, xử lý loại tội phạm này”.
Đồng quan điểm, Đại tá Bùi Minh Thanh cho hay, cần sớm có chế tài nghiêm khắc, đủ mạnh để răn đe, ngăn chặn, thậm chí xử lý hình sự đối với hành vi trục lợi bảo hiểm, gây hậu quả lớn; đồng thời cần có cơ chế bảo vệ, động viên nhân chứng hợp tác giúp đỡ cơ quan Công an để điều tra xác minh làm rõ. Đề nghị Quốc hội nên tội phạm hóa một số hành vi gây nguy hiểm cho xã hội trong trục lợi bảo hiểm. Đại tá Thanh còn kiến nghị lực lượng Cảnh sát kinh tế phải tăng cường phát hiện, điều tra khởi tố những hành vi trục lợi bảo hiểm, đồng thời tăng cường công tác tuyên truyền cho quần chúng nhân dân nâng cao hiểu biết tác hại của trục lợi bảo hiểm.
TS Nguyễn Mạnh Hùng, Trưởng phòng CSĐT tội phạm về quản lý kinh tế và chức vụ, CA TP Hà Nội đề xuất, thời gian tới, cần xây dựng một khuôn khổ pháp lý đầy đủ, đồng bộ đáp ứng được các yêu cầu trong nước và chuẩn mực về phòng chống trục lợi bao hiem nhan tho o Viet Nam và có kiến nghị cho phép nhờ giám định của bảo hiểm y tế để xác định hành vi trục lợi bảo hiểm. Đồng thời phải đẩy mạnh công tác điều tra, truy tố, xét xử tội phạm bảo hiểm…

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét