Chủ Nhật, 15 tháng 12, 2013

Thị trường bao hiem vietnam tăng trưởng nhanh nhất thế giới

Thị trường bao hiem vietnam có tốc độ tăng trưởng nhanh và ổn định nhất thế giới. Tuy nhiên, thời gian tới, các DN sẽ phải đối mặt với các thách thức bị thu hẹp thị phần khi hội nhập và sự đòi hỏi ngày một cao của nền kinh tế. TS đã cùng ông Lê Song Lai - Phó Vụ trưởng Vụ Bảo hiểm, Bộ Tài chính - nhìn lại thị trường bảo hiểm năm qua.

Thị trường bao hiem vietnam phát triển nhanh nhất thế giới

Ông có thể giúp độc giả TS nhìn một cách tổng thể về thị trường bảo hiểm tại Việt Nam năm 2004?
Năm 2004, thị trường bao hiem vietnam đã có những bước tiến nhanh, mạnh, an toàn và vững chắc xét trên nhiều tiêu chí quan trọng. Một trong những thành công nổi bật của thị trường bảo hiểm trong năm 2004 và được dư luận đánh giá cao là việc thực hiện thắng lợi công tác cổ phần hoá Bảo Minh và Công ty Tái bảo hiểm quốc gia (Vinare), đi đôi với việc tổ chức sắp xếp lại Bảo Việt thành một trong những tập đoàn tài chính hàng đầu tại Việt Nam. Thành công của công tác cổ phần hoá Bảo Minh và Vinare đã tạo tiền đề thực tiễn quan trọng và là bước thử nghiệm cần thiết cho những quy định mới mang tính đột phá trong tiến trình cổ phần hoá DNNN theo Nghị định 187/2004/NĐ-CP ngày 16/11/2004 về việc chuyển công ty nhà nước thành công ty cổ phần.

Tính đến thời điểm này, thị trường bao hiem vietnam đang có tốc độ tăng trưởng nhanh và ổn định nhất khu vực cũng như thế giới, với tốc độ tăng trưởng bình quân doanh thu phí bảo hiểm giai đoạn 1993-2004 đạt khoảng 29%/năm. Trong một thập kỷ qua, tỷ trọng doanh thu phí bảo hiểm trên GDP đã tăng từ 0,37% (1993) lên đến 1,8 % (2004). Mục tiêu đặt ra đến năm 2010, tỷ trọng doanh thu phí bảo hiểm trên GDP của thị trường bao hiem vietnam sẽ đạt 4,2%.

Trong năm 2004, tổng doanh thu của toàn ngành bảo hiểm đạt khoảng 14.232 tỷ đồng, tăng 25% so với năm 2003, trong đó doanh thu phí bảo hiểm nhân thọ đạt 7.637 tỷ đồng, tăng khoảng 17%; doanh thu phí bảo hiểm phi nhân thọ đạt khoảng 4.763 tỷ đồng, tăng 25%, phần còn lại là thu nhập từ hoạt động đầu tư.

Khối DNNN tiếp tục khẳng định vị trí dẫn đầu về thị phần doanh thu phí bảo hiểm phi nhân thọ (76%), trong đó Bảo Việt chiếm 40%, Bảo Minh: 24%, PVIC: 12%. Về cơ cấu doanh thu theo nghiệp vụ, bảo hiểm sức khoẻ và tai nạn con người chiếm tỷ trọng cao nhất: 22,33%; tiếp đến là bảo hiểm xe cơ giới: 20%...

Trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm nhân thọ, thứ tự xếp hạng các DN theo thị phần doanh thu phí bảo hiểm của các hợp đồng bảo hiểm có hiệu lực vẫn không thay đổi, trong đó Bảo Việt tiếp tục dẫn đầu thị trường với 40,07% thị phần, tiếp theo là Prudential 40,02%, Manulife 11,68%, AIA 5,56% và Bảo Minh-CMG là 2,67%. Doanh thu phí bảo hiểm của các sản phẩm bảo hiểm nhân thọ có thời hạn trên 10 năm tiếp tục chiếm tỷ trọng cao: 91%.
bao hiem vietnam

Nhìn chung, kết quả hoạt động của thị trường bảo hiểm trong năm 2004 là khả quan, thể hiện ở chỗ thị trường tiếp tục phát triển ổn định, lành mạnh, vững chắc và an toàn; đảm bảo khả năng tài chính; chất lượng dịch vụ được cải thiện một bước; người tham gia bảo hiểm có thể lựa chọn sản phẩm đáp ứng nhu cầu đa dạng của nhiều đối tượng khác nhau. Với kết quả đó, các nhà đầu tư nước ngoài vẫn đánh giá cao về tiềm năng và môi trường quản lý, kinh doanh của thị trường bảo hiểm. Bằng chứng là chỉ tính riêng trong năm 2004, đã có thêm 3 công ty bảo hiểm nhân thọ nước ngoài được phép mở VPĐD tại Việt Nam để nghiên cứu thị trường và chuẩn bị các dự án đầu tư, bao gồm Cathay Life (Đài Loan), Great Eastern Life (Singapore), Ping An (Trung Quốc).

Về số lượng, các con số đều tăng, nhưng chất lượng bảo hiểm liệu có được cải thiện?

Đi đôi với sự phát triển về lượng, năm 2004 cũng chứng kiến sự cải thiện đáng kể về chất lượng tăng trưởng của ngành bảo hiểm. Năng lực cạnh tranh của các DN bảo hiểm đã được nâng cao rõ nét, thể hiện ở việc cải tiến chất lượng phục vụ khách hàng, đa dạng hoá cơ cấu sản phẩm và phương thức bán hàng nhằm đáp ứng nhu cầu bảo hiểm phong phú của các tổ chức kinh tế và tầng lớp dân cư... Hiện nay, các DN bảo hiểm đang cung cấp trên 700 sản phẩm bảo hiểm thuộc cả ba lĩnh vực: bảo hiểm con người, bảo hiểm tài sản và bảo hiểm trách nhiệm dân sự. Đáng chú ý là trong thời gian gần đây, trên thị trường đã xuất hiện nhiều sản phẩm mới và khá độc đáo trên cơ sở kết hợp giữa các yếu tố tiết kiệm - đầu tư bảo vệ, được công luận đánh giá cao như sản phẩm bảo hiểm tai nạn cá nhân cho người sử dụng thẻ ATM, bảo hiểm trách nhiệm sản phẩm của người chăn nuôi và sản xuất thức ăn gia cầm, bảo hiểm bệnh hiểm nghèo đã tăng số quyền lợi bảo hiểm từ 21 bệnh lên 36 bệnh... Đây là một hướng đi mới thể hiện sự nhanh nhạy nắm bắt cơ hội kinh doanh cũng như sự đóng góp của các DN bảo hiểm đối với cộng đồng...

Bảo hiểm nhân thọ: đã qua thời kỳ bùng nổ

Thưa ông, tổng doanh thu phí toàn thị trường bảo hiểm nhân thọ đạt 7.637 tỷ đồng, tăng khoảng 17% so với năm 2003. Như vậy là trong năm 2004, tốc độ tăng trưởng của bảo hiểm nhân thọ không mạnh như các năm trước. Điều đó có phải do bảo hiểm nhân thọ đã khiến nhiều khách hàng e ngại ?

Điều này cũng không nằm ngoài dự báo của Bộ Tài chính và có thể do những nguyên nhân chủ yếu sau đây: Thứ nhất, chỉ số giá tiêu dùng tăng cao trên 9%, làm cho tốc độ khai thác hợp đồng bảo hiểm mới bị chậm lại, do tâm lý người dân sợ đồng tiền mất giá khi tham gia các sản phẩm bảo hiểm nhân thọ (thường có thời hạn dài từ 5 năm trở lên).

Thứ hai, thị trường bảo hiểm nhân thọ đã qua thời kỳ bùng nổ, nhất là trong giai đoạn mới hình thành (1996-2003). Nói cách khác, thị trường đã dần đi vào thế ổn định, do đó, tốc độ tăng trưởng doanh thu chậm lại sẽ là điều dễ hiểu. Theo kinh nghiệm của các nước trong khu vực, sau khi quy mô thị trường đạt đến 1,5% GDP, tốc độ tăng trưởng doanh thu hàng năm chỉ đạt khoảng từ 10 đến 15% và sau khi vượt 2% GDP tốc độ tăng trưởng sẽ chỉ khoảng từ 5 đến 10%.

Thứ ba, các công cụ đầu tư trên thị trường ngày càng trở nên đa dạng về hình thức, hấp dẫn về quyền lợi và tiện lợi trong phân phối, với sự xuất hiện của nhiều hình thức tiết kiệm hưởng lãi suất cao (tiết kiệm định kỳ, tiết kiệm dự thưởng, số tiền gửi mỗi lần được giảm xuống thấp, cá biệt như tiết kiệm bưu điện có thể gửi mỗi lần là 50.000 đồng...) đã cạnh tranh trực tiếp với các sản phẩm bảo hiểm nhân thọ.

Tóm lại, tốc độ tăng trưởng của thị trường bảo hiểm không nhanh như mọi năm là do bối cảnh kinh tế vĩ mô không thuận lợi, sự xuất hiện của nhiều sản phẩm cạnh tranh như tiết kiệm ngân hàng, tiết kiệm bưu điện... và một số vụ tranh chấp phát sinh giữa khách hàng và DN bảo hiểm dẫn đến việc nghi ngại mua bảo hiểm... Nhận thức được xu thế này, trong giai đoạn hiện nay, các DN đã chú trọng nhiều hơn đến phát triển đi đôi với chất lượng, chuyển từ kinh doanh trên diện rộng sang tập trung vào những sản phẩm có khả năng sinh lời cao, độ rủi ro thấp...

Có thể nói bảo hiểm thúc đẩy sự ổn định tài chính và giảm bớt các nỗi lo âu về tinh thần, có thể thay thế cho các chương trình đảm bảo xã hội do Nhà nước thực hiện, thúc đẩy các hoạt động thương mại. Dịch vụ này cũng là kênh huy động vốn tiết kiệm quan trọng cho đầu tư phát triển, là công cụ hữu hiệu để quản lý rủi ro. Các DN bảo hiểm góp phần thúc đẩy việc phân bổ một cách có hiệu quả hơn những nguồn vốn trong một quốc gia.

Trong quá trình đàm phán, ký kết và thực hiện các Hiệp định thương mại song phương và đa phương của Việt Nam, bảo hiểm là một lĩnh vực quan trọng, thu hút sự quan tâm của nhiều đối tác thương mại lớn như Hoa Kỳ, Liên minh châu Âu, Nhật Bản... Bảo hiểm là tiêu chí quan trọng giúp các DN có thể được xuất nhập khẩu hàng hóa vào nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ, là tiêu chí để các nhà đầu tư vào thị trường trong nước, giúp luân chuyển dòng vốn và tái đầu tư vốn nhàn rỗi trong dân cư, tổ chức vào nền kinh tế.

Năm 2004, tổng nguồn vốn đầu tư của toàn ngành bảo hiểm tiếp tục tăng mạnh với số tiền 22.933 tỷ đồng, đạt tốc độ tăng trưởng 60% so với năm 2003. Cơ cấu đầu tư đã được chuyển mạnh từ đầu tư ngắn hạn sang đầu tư dài hạn dưới các hình thức: mua trái phiếu Chính phủ, đầu tư trực tiếp vào các cơ sở hạ tầng, phát triển sản xuất kinh doanh và phục vụ đời sống. Tỷ trọng đầu tư trái phiếu Chính phủ từ 34% năm 2003 đã tăng lên 49% tương đương trên 8.086 tỷ đồng, gửi tiền tại các tổ chức tín dụng giảm từ 57% năm 2003 xuống còn 44% vào năm 2004...

Với 25 DN và 124.600 đại lý bảo hiểm có mạng lưới chi nhánh, văn phòng đại diện trải dài từ Bắc đến Nam, từ thành phố đến các vùng nông thôn, bảo hiểm đang thực sự trở thành một bộ phận dịch vụ không thể thiếu trong đời sống xã hội và đóng góp một nguồn vốn không nhỏ vào sự phát triển của nền kinh tế.

Sau 10 năm ""mở cửa thị trường", đến nay, cả nước đã có 25 DN hoạt động trong lĩnh vực bảo hiểm (với các hình thức DNNN, công ty cổ phần và DN có vốn nước ngoài); trong đó có 18 DN bảo hiểm nhân thọ và phi nhận thọ, 6 DN môi giới bảo hiểm và 1 DN tái bảo hiểm.

(Ông Lê Song Lai)

Ông có thể giải thích vì sao tỷ trọng bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu của chúng ta rất thấp tuy tiềm năng rất lớn?

Điều này xuất phát từ nhiều lý do, trong đó lý do chủ yếu là do hợp đồng mua bán ngoại thương ký giữa các DN Việt Nam và đối tác nước ngoài thường trao cho phía nước ngoài quyền lựa chọn việc mua bảo hiểm, trong khi không thể bắt buộc các DN mua bảo hiểm xuất nhập khẩu tại Việt Nam.

Tốc độ tăng trưởng đang chững lại

Tốc độ tăng trưởng của thị trường bảo hiểm trong nước tuy vẫn cao nhưng đã chậm lại. Đây có phải dấu hiệu không vui?

So với tốc độ tăng trưởng 50-60% trong một vài năm trước đây, tốc độ tăng trưởng khoảng 25% của năm 2004 tuy có thấp hơn nhưng không phải là dấu hiệu tiêu cực. Vì căn cứ theo các mục tiêu của Chiến lược Phát triển thị trường bao hiem vietnam từ năm 2003 đến năm 2010 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, tất cả các chỉ tiêu chủ yếu của thị trường đều đạt và vượt. Trên thực tế, sau giai đoạn phát triển như vũ bão lúc đầu, thị trường đã bắt đầu chú trọng vào chất lượng tăng trưởng. Chuyên gia ADB đánh giá, thị trường bao hiem vietnam đã rất gần với các chuẩn mực quốc tế, trong đó riêng thị trường bảo hiểm nhân thọ trên nhiều phương diện về mặt quản lý Nhà nước đã ngang bằng với các nước trong khu vực như Singapore... Về phần mình, Bộ Tài chính cũng nhận thức được sự cần thiết của việc gắn tăng trưởng với yêu cầu an toàn, lành mạnh và bền vững thông qua những công cụ kiểm tra, giám sát hữu hiệu.

Ông có thể nói rõ hơn về biểu hiện lệch lạc, cũng như việc vừa rồi Bộ Tài chính đã phải có công văn chấn chỉnh lại họat động "không lành mạnh" của các DN bảo hiểm, vì sao vậy?

Cạnh tranh nói chung và cạnh tranh không lành mạnh nói riêng là điều khó tránh khỏi trong một thị trường có sự tham gia của đông đảo của các DN thuộc mọi thành phần kinh tế như bảo hiểm.

Vấn đề là ở chỗ phải hướng cạnh tranh vào con đường lành mạnh, vì quyền lợi của người tham gia bảo hiểm và sau hết là quyền và lợi ích chính đáng của bản thân các DN. Mọi hình thức, biểu hiện cạnh tranh không lành mạnh như sử dụng các biện pháp mệnh lệnh hành chính để ép buộc tham gia bảo hiểm trái pháp luật, hạ phí bảo hiểm dưới mức an toàn, hay sử dụng hoa hồng bảo hiểm, hoa hồng môi giới bảo hiểm không đúng mục đích đều phải bị phát hiện kịp thời, xử lý nghiêm minh và thích đáng để duy trì sự phát triển bền vững của thị trường. Tuy nhiên, bên cạnh việc đấu tranh phòng và chống các hành vi cạnh tranh không lành mạnh, cũng cần cảnh giác với những biểu hiện độc quyền, nhất là trong phạm vi một số ngành, lĩnh vực bảo hiểm đặc thù. Quan điểm của Bộ Tài chính là khuyến khích cạnh tranh, hạ thấp chi phí nhưng ở mức an toàn (tức là thu xếp được tái bảo hiểm với các DN có thứ hạng cao).

Theo ông phải làm gì để chấm dứt các hiện tượng cạnh tranh không lành mạnh trên?

Thị trường bảo hiểm rất nhạy cảm, việc xử lý cần đảm bảo nguyên tắc thận trọng, khách quan, đúng người, đúng việc để không vì xử lý một cá nhân, một DN mà gây ảnh hưởng không đáng có đến các DN làm ăn trung thực.

Phần lớn các thị trường bảo hiểm nhiều nước trong khu vực đang đi dần theo xu hướng phi điều tiết - tức không điều tiết tỷ lệ phí bảo hiểm mà để cho các bên tự thỏa thuận với nhau. Ở Việt Nam mức phí bảo hiểm cũng do các DN xây dựng theo cơ chế tự thỏa thuận với khách hàng, trừ trường hợp một số loại hình bảo hiểm bắt buộc như bảo hiểm xe cơ giới, bảo hiểm tư vấn đầu tư và xây dựng, bảo hiểm xây dựng lắp đặt đối với các dự án sử dụng vốn đầu tư của Nhà nước thì Bộ Tài chính ban hành quy tắc, điều khoản bảo hiểm, mức phí bảo hiểm tối thiểu để không thể hạ phí xuống quá thấp dưới mức an toàn. Mức phí bảo hiểm nói chung do các DN thỏa thuận căn cứ theo mức độ rủi ro, theo quá trình tổn thất. Ví dụ, đối với DN đã từng xảy ra tổn thất nhiều thì phí bảo hiểm sẽ cao hơn so với DN khác nhưng chưa xảy ra tổn thất bao giờ.

Kiên quyết xử lý việc cạnh tranh không lành mạnh

Bộ Tài chính thời gian tới sẽ làm gì để lành mạnh hóa và thúc đẩy thị trường bảo hiểm?

Trong thời gian qua, Bộ Tài chính luôn theo sát diễn biến thị trường và đã kịp thời phát hiện, kiên quyết xử lý và chấn chỉnh những biểu hiện lệnh lạc như cạnh tranh không lành mạnh, trục lợi, không tuân thủ các yêu cầu tài chính v.v. làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích chính đáng của người tham gia bảo hiểm. Bộ cũng sẽ kiên quyết xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật về kinh doanh bảo hiểm; giữ vững trật tự, kỷ cương và đảm bảo môi trường kinh doanh bình đẳng giữa các thành phần kinh tế, cạnh tranh lành mạnh và đúng pháp luật. Để tiếp tục khai thác những tiềm năng thế mạnh của thị trường để đáp ứng nhu cầu bảo hiểm của nền kinh tế và dân cư, trong năm 2005 này Chính phủ dự kiến sẽ ban hành Nghị định về bảo hiểm tương hỗ - một loại hình bảo hiểm hoàn toàn mới xuất hiện lần đầu tiên tại Việt Nam và một số Nghị định về chế độ bảo hiểm bắt buộc cháy nổ, bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ phương tiện giao thông đường thuỷ nội địa.

Tuy nhiên về quản lý nhà nước cũng có những thách thức: khi có nhiều DN bảo hiểm nước ngoài vào thì phải quản lý thế nào theo đúng thông lệ quốc tế, nhưng phải cân đối với việc bảo vệ lợi ích của các DN trong nước...

Ưu tiên phát triển bảo hiểm phục vụ nông, lâm, ngư nghiệp

Vậy trong năm nay, ông dự báo thị trường bảo hiểm nội địa có biến động gì không?

Năm 2005, Nhà nước sẽ tiếp tục thực hiện phương án phát triển Bảo Việt theo mô hình tập đoàn dịch vụ tài chính. Bên cạnh đó, sẽ tăng cường công tác kiểm tra, giám sát các DN bảo hiểm, nhất là đánh giá thực trạng tài chính của họ, khả năng thanh toán, trích lập dự phòng, hiệu quả đầu tư, tình hình cạnh tranh, hoạt động đại lý, môi giới bảo hiểm... Thị trường bảo hiểm đang đứng trước nhiều vận hội và thách thức mới, trong đó đáng kể nhất là những tác động nhiều chiều của việc Việt Nam gia nhập WTO. Đồng thời, cần phải tiếp tục khuyến khích người dân tham gia bảo hiểm, ưu tiên phát triển sản phẩm bảo hiểm nhân thọ có tính chất đầu tư dài hạn, các sản phẩm bảo hiểm phục vụ nông, lâm, ngư nghiệp và việc cung cấp dịch vụ bảo hiểm cho các vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn.

Nguy cơ bị thu hẹp thị trường

Ông có thể nói rõ hơn về những khó khăn của ngành bảo hiểm khi hội nhập?

Tính đến thời điểm này, Hiệp định Thương mại Việt Nam - Hoa kỳ đã có hiệu lực được 3 năm và do đó, sẽ chỉ còn 2 năm nữa cho các DN Việt Nam chuẩn bị. Theo Hiệp định này, sau 5 năm kể từ ngày có hiệu lực, Việt Nam sẽ cấp phép cho các chi nhánh bảo hiểm 100% vốn của Mỹ, xoá tỷ lệ tái bảo hiểm bắt buộc 20% qua Công ty tái bảo hiểm quốc gia và một số hạn chế khác. Theo các chuyên gia, không loại trừ khả năng lộ trình này sẽ được rút ngắn hơn nữa vì trong các phiên đàm phán gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) đã và đang diễn ra, việc mở cửa lĩnh vực bảo hiểm cũng được các đối tác của Việt Nam đặt ra với những đòi hỏi mới. Đây chính là lý do tại sao dù vẫn đang dành thế "áp đảo" về doanh thu phí bảo hiểm phi nhân thọ (93%) và duy trì vị trí đứng đầu về doanh thu phí bảo hiểm nhân thọ (38,5%), nhưng các DN bảo hiểm trong nước vẫn đang đứng trước những thách không nhỏ về khả năng bị thu hẹp thị trường.

Về phần mình, Bộ Tài chính đang phối hợp với các cơ quan chức năng tạo điều kiện thúc đẩy hoạt động đầu tư của các DN bảo hiểm chẳng hạn như việc chấp thuận về nguyên tắc việc cho phép Công ty bảo hiểm Prudential Việt Nam được thành lập Công ty quản lý quỹ... đây là một cách để mở ra hướng đi mới trong việc sử dụng hiệu quả nguồn vốn huy động tại Việt Nam; các khoản đầu tư của các DN bảo hiểm có vốn đầu tư nước ngoài và các khoản đầu tư trong nước được hưởng những ưu đãi khuyến khích đầu tư trong nước; hoạt động cho vay thương mại của các tổ chức bảo hiểm
bảo hiểm việt nam

Trong cuộc cạnh tranh này, các DN bao hiem vietnam đang thiếu cái gì?

Trong những năm vừa qua, thực hiện chủ trương mở cửa, bộ mặt của thị trường bao hiem vietnam đã có nhiều chuyển biến rõ nét, trong đó có sự tham gia ngày càng tăng của các DN bảo hiểm có vốn đầu tư nước ngoài.

Trong bối cảnh phải cạnh tranh với các công ty nước ngoài, nhiều DN trong nước đã có những nỗ lực vươn lên để đứng vững và tiếp tục phát triển. Đây là điều đáng mừng, thể hiện bản lĩnh kinh doanh, sự năng động, sáng tạo của các DN trong nước trong cuộc đua đầy cam go này. Tuy nhiên, cũng phải thẳng thắn thừa nhận rằng so với các đối thủ cạnh tranh nước ngoài, các DN bảo hiểm trong nước còn phải cố gắng nhiều đặc biệt trong các mặt công nghệ thông tin, kỹ năng thiết kế và định giá sản phẩm, đội ngũ cán bộ, chuyên gia… Về phần mình, bản thân các DN trong nước cũng nhận thức rõ được những hạn chế này và đang chủ động thực hiện nhiều biện pháp quyết liệt, mạnh mẽ để cải thiện vị thế cạnh tranh của mình.

Chẳng hạn, trong thời gian qua, các công ty bảo hiểm cổ phần cũng chủ động tăng cường năng lực tài chính, năng lực kinh doanh, tích cực chuẩn bị cho hội nhập quốc tế. Đến nay, tất cả các công ty cổ phần bảo hiểm đều đã được tổ chức lại theo hướng tăng vốn điều lệ tối thiểu lên 70 tỷ đồng. Năm 2005 này, các công ty có kế hoạch tăng vốn lên ít nhất là 100 tỷ đồng, riêng Công ty cổ phần Viễn Đông sẽ tăng vốn lên 200 tỷ đồng. Cùng với đó, là một loạt các Trung tâm đào tạo nguồn nhân lực cũng đã được các DN triển khai như Bảo Minh, PJICO... Đây chính là những bước chuẩn bị thiết thực của ngành bao hiem vietnam cho quá trình tự do hoá thị trường bảo hiểm.

Xin cảm ơn ông!

Hồng Phúc (thực hiện)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét