Hơn
03 năm trở thành thành viên chính thức của WTO là một thời đoạn đặc biệt đối với
ngành bảo hiểm Việt Nam
trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế. Được đánh giá là một thị trường đầy
triển vọng bởi Việt Nam có tới hơn 85 triệu dân, nhưng chỉ có chưa đầy 10% số
người Việt Nam mua bảo hiểm và chi phí cho bảo hiểm mới chiếm khoảng 2% GDP.
Trong khi ở các nước Châu Á, tỷ lệ dân số mua bảo hiểm là khoảng 20 – 40% và ở các quốc gia phát triển, chi phí cho bảo
hiểm chiếm khoảng 10% – 15% GDP. Rõ ràng, “room” cho phát triển thị trường bảo
hiểm ở Việt Nam vẫn còn rất lớn.
1. Những kết quả đạt được
Là
một ngành mới nhưng bảo hiểm Việt Nam đã có tốc độ phát triển khá nhanh, đặc biệt
kể từ sau khi chúng ta trở thành thành viên chính thức của WTO năm 2007. Ý thức
về mua bảo hiểm của người dân tăng lên cộng với sự tham gia ngày càng nhiều của
các công ty bảo hiểm nước ngoài đã đẩy nhanh tốc độ phát triển của thị trường
nhưng cũng khiến mức độ cạnh tranh trở nên gay gắt hơn, song lại khiến các công
ty bảo hiểm tại Việt Nam ngày càng quan tâm và chú trọng hơn tới việc nâng cao
năng lực tài chính, chất lượng đội ngũ cán bộ bảo hiểm, phát triển công nghệ
thông tin và nâng cao chất lượng dịch vụ. Hơn 03 năm gia nhập WTO, ngành bảo hiểm
Việt Nam đã đạt được một số kết quả đáng khích lệ sau:
- Một
là, số lượng các công ty bảo hiểm tại Việt Nam tăng nhanh qua các năm.
Năm
2006, cả nước mới có 37 các công ty bảo hiểm tại Việt Namnhưng đến tháng
06/2010, con số này đã lên tới 50 các công ty bảo hiểm tại Việt Nam với đầy đủ
các loại hình sở hữu (DNNN, công ty cổ phần, công ty TNHH, công ty liên doanh).
Nếu tính cả 02 các công ty bảo hiểm tại Việt Nam đã được Bộ Tài chính đã chấp
nhận về nguyên tắc là Công ty bảo hiểm phi nhân thọ Cathay Việt Nam và Công ty
bảo hiểm nhân thọ Fubon Việt Nam thì tổng cộng đã là 52 các công ty bảo hiểm tại
Việt Nam.
Bảng
1: Số lượng các công ty bảo hiểm tại Việt Nam
(Nguồn:
Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam)
Như
vậy, cùng với sự phát triển của nền kinh tế nói chung, lĩnh vực kinh doanh dịch
vụ bảo hiểm của Việt Nam cũng có những bước tiến đáng kể. Số lượng các công ty
bảo hiểm tại Việt Namtăng lên cũng đồng nghĩa với mức độ cạnh tranh tăng lên,
và nhờ đó, chất lượng các sản phẩm dịch vụ bảo hiểm ngày càng hoàn thiện đáp ứng
nhu cầu ngày càng cao, đa dạng của người dân.
-
Hai là, quy mô thị trường bảo hiểm ngày càng lớn
Cùng
với sự tăng trưởng của cả nền kinh tế, sự gia tăng về số lượng các công ty bảo
hiểm tại Việt Namvà sự thay đổi theo hướng tích cực trong nhận thức của người
dân, doanh thu phí bảo hiểm của toàn ngành cũng tăng đều qua các năm với tốc độ
tăng trung bình khoảng 20%/năm, quy mô thị trường ngày càng được mở rộng.
Bảng
2: Quy mô thị trường bảo hiểm:
(Nguồn:
Báo cáo của Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam và Báo cáo thường niên của Bộ Tài chính
)
Tính
riêng từ đầu năm 2010 đến nay, cùng với đà phục hồi của nền kinh tế, thị trường
bảo hiểm Việt Nam đạt tốc độ tăng
trưởng khá cao. Thị trường bảo hiểm phi nhân thọ, doanh thu đạt 8.241 tỷ đồng,
tăng trưởng 28%. Hầu hết các nghiệp vụ bảo hiểm đều có tốc độ tăng trưởng khá,
trong đó bảo hiểm cháy tăng 125%, bảo hiểm nông nghiệp 109%, bảo hiểm xây dựng
lắp đặt 68%. Tại thị trường bảo hiểm nhân thọ, số lượng hợp đồng khai thác mới
tăng 24% so với cùng kỳ năm ngoái. Tổng mức trách nhiệm các công ty bảo hiểm nhân
thọ đang nắm giữ là 323,56 nghìn tỷ đồng, tăng 33%; tổng phí khai thác mới đạt
1.544 tỷ đồng, tăng 27%. Nhiều các công ty bảo hiểm tại Việt Nam có doanh thu
khai thác mới lên tới hàng trăm tỷ đồng. Tổng số tiền các công ty bảo hiểm tại Việt
Namchi trả quyền lợi cho khách hàng lên tới 1.546 tỷ đồng( ).
-
Ba là, khâu giải quyết sau bán hàng đã được các công ty bảo hiểm tại Việt Nam
quan tâm chú trọng hơn.
Đây
có thể coi là một thay đổi đáng kể của các
công ty bảo hiểm tại Việt Nam bởi nó thể hiện sự thay đổi trong tư duy của
các công ty bảo hiểm Việt Nam. Sản phẩm bảo hiểm, dù tự thân nó đã có những điểm
ưu việt, nhưng chỉ thế thôi thì chưa đủ để khách hàng thực sự quan tâm. Năng lực
chuyên môn, tính chuyên nghiệp và lương tâm nghề nghiệp của người tư vấn, các dịch
vụ trước và sau bán hàng của các công ty bảo hiểm tại Việt Nam cũng là những yếu
tố quan trọng để họ quyết định có ký vào các hợp đồng bảo hiểm hay không. Khách
hàng đã được đặt lên vị trí cao nhất và việc xây dựng mối liên hệ khăng khít với
khách hàng không chỉ thông qua các hoạt động chăm sóc khách hàng nhằm thoả mãn
các nhu cầu của khách hàng tìm hiểu thông tin, thắc mắc và khiếu nại, cũng như
góp ý đều được nhanh chóng đáp ứng một cách đầy đủ và thuận lợi nhất, đồng thời
trợ giúp và tư vấn để khách hàng có thể sử dụng một cách có hiệu qua các sản phẩm
bảo hiểm khác nhau đã được các
công ty bảo hiểm tại Việt Nam thực sự quan tâm. Sự coi
trọng khách hàng còn thể hiện ở việc nhanh chóng hoàn tất các thủ tục bồi thường
cho khách hàng trong thời gian ngắn nhất có thể.
- Bốn
là, các công ty bảo hiểm tại Việt Nam đã từng bước đa dạng hóa các sản phẩm
cũng như kênh phân phối trên cơ sở xác định rõ thị trường mục tiêu của mình.
Về
sản phẩm bảo hiểm: bên cạnh các sản phẩm truyền thống, các công ty bảo hiểm tại
Việt Namđang nỗ lực để thiết kế thêm các sản phẩm mới, cả sản phẩm bảo hiểm
nhân thọ và phi nhân thọ, đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của khách hàng như
các sản phẩm bảo hiểm liên kết đầu tư, các sản phẩm bảo hiểm chăm sóc sức khỏe
cao cấp với mức trách nhiệm cao, các sản phẩm bảo hiểm trách nhiệm, bảo hiểm rủi
ro tài chính, bảo hiểm nông nghiệp, bảo hiểm liên kết chung (Univeral Life), bảo
hiểm liên kết đơn vị (unit Link), bảo hiểm vi mô, bảo hiểm với số tiền bảo hiểm
lớn, bảo hiểm với số tiền bảo hiểm thấp… Tính chung hiện nay, trên thị trường
có khoảng hơn 500 sản phẩm bảo hiểm phi nhân thọ và hơn 200 sản phẩm bảo hiểm
nhân thọ phục vụ cho các đối tượng khách hàng khác nhau.
Về
kênh phân phối: cùng với các kênh phân phối chủ yếu là thông qua các đại lý,
các kênh chuyên nghiệp và bán chuyên nghiệp, các công ty bảo hiểm tại Việt Namcũng
đang triển khai. các công ty bảo hiểm tại Việt Nambước đầu đã hình thành và triển
khai một số kênh phân phối sản phẩm bảo hiểm trực tuyến (qua mạng, điện thoại…).
Bảng
3: Các kênh phân phối sản phẩm bảo hiểm chủ yếu ở Việt Nam
-
Năm là, các công ty bảo hiểm tại Việt Nam đã chủ động nâng cao năng lực để có
thể cạnh tranh bình đẳng với nhau và với các công ty bảo hiểm tại Việt Namnước
ngoài, đặc biệt trong lĩnh vực bảo hiểm phi nhân thọ.
Các
các công ty bảo hiểm tại Việt Nam đều đã chủ động rà soát sửa đổi bổ sung quy tắc
điều khoản, biểu phí, phát triển sản phẩm mới mang tính đặc thù, hoàn thiện quy
trình quản lý nghiệp vụ, quy trình thủ tục giải quyết bồi thường nhằm phục vụ
khách hàng tốt nhất, mà vẫn đảm bảo quản lý chặt chẽ từ khâu khai thác đến giải
quyết bồi thường.
Doanh
thu phí bảo hiểm gốc trên thị trường bảo hiểm phi nhân thọ 6 tháng năm 2010
Để
nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường, các công ty bảo hiểm tại Việt Nam đã tăng cường việc giám sát chất
lượng phục vụ, mở rộng hệ thống đại lý, liên doanh liên kết, tạo ra nhiều sản
phẩm mới… nhằm giữ vững và từng bước mở rộng thị phần. Năm 2007, mới có hơn
43.000 đại lý bảo hiểm nhân thọ thì đến cuối năm 2009, con số này đã tăng gấp
hơn 2 lần lên gần 95.000 đại lý.
-
Sáu là, hành lang pháp lý về kinh doanh bảo hiểm đã và đang được hoàn thiện nhằm
đáp ứng với yêu cầu thực tiễn và phù hợp với các cam kết hội nhập.
Trước
những yêu cầu cấp bách về thực tiễn phát triển của ngành dịch vụ bảo hiểm và những
đòi hỏi ngày càng cao của hội nhập quốc tế, từ năm 2007 đến nay, hàng loạt các
chính sách đã được ban hành( ), từng bước hoàn thiện khuôn khổ pháp lý cho thị
trường này theo hướng rõ ràng, minh bạch, tăng cường thanh tra, kiểm tra nhằm
phát hiện và chấn chỉnh kịp thời các hình vi vi phạm pháp luật về kinh doanh bảo
hiểm. Chính phủ cũng quyết định chuyển Vụ bảo hiểm thành Cục quản lý và giám
sát bảo hiểm nhằm nâng cao vai trò quản lý, giám sát thị trường bảo hiểm.
2. Những vấn đề còn tồn tại
- Một
là, tình trạng cạnh tranh không lành mạnh giữa các công ty bảo hiểm tại Việt
Nam vẫn tồn tại như giảm phí, mở rộng điều kiện bảo hiểm, tăng mức khấu trừ…
Công tác giải quyết bồi thường đôi khi còn phức tạp, gây khó khăn cho khách
hàng. Tình trạng trục lợi bảo hiểm diễn ra ngày càng nhiều với quy mô ngày càng
lớn( ) nên hiệu quả kinh doanh bảo hiểm gốc không cao. Mặt dù các công ty bảo
hiểm Việt Nam có được mức tăng trưởng nhanh về mặt doanh thu nhưng chưa thực sự
bền vững, chưa chú trọng đến chất luợng và hiệu quả kinh doanh. Thêm vào đó, các
công ty bảo hiểm tại Việt Nam vẫn chưa chú trọng công tác khai thác cũng như
đánh giá rủi ro, đề phòng hạn chế tổn thất mà phần lớn vẫn chạy theo doanh thu.
Bảng
4: Số tiền bồi thường bảo hiểm các năm:
(Nguồn:
Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam)
-
Hai là, chưa tạo ra những kênh hữu hiệu để tuyên truyền rộng rãi mục đích, ý
nghĩa, tác dụng của bảo hiểm khiến phần lớn khách hàng tham gia bảo hiểm đều là
do Nhà nước bắt buộc (chẳng hạn như khi vay vốn ngân hàng, xuất nhập khẩu…). Với
một thị trường hơn 85 triệu dân như Việt Nam, tiềm năng là không nhỏ nhưng để
khai thác được tiềm năng lớn lao này, việc tuyên truyền rộng rãi đến các tổ chức
quần chúng nhân dân là một điều cần đặc biệt quan tâm đối với ngành bảo hiểm.
Hiện nay, nhiều khách hàng tham gia bảo hiểm mang tính bị động, khi họ gặp rủi
ro bản thân họ cũng không biết mình được bồi thường bao nhiêu, từ đó dẫn đến
tranh chấp diễn ra khá phổ biến. Chính tình trạng không minh bạch trong các
khâu và những yếu kém trong tuyên truyền đã dẫn đến tình trạng hoạt động của thị
trường bảo hiểm, trong một chừng mực nhất định, vẫn thiếu tính chuyên nghiệp.
Tình trạng này nếu kéo dài sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến tiến trình hội nhập sâu rộng
của ngành bảo hiểm.
-
Ba là, chưa có sự liên kết chặt chẽ giữa cơ quan quản lý nhà nước về bảo hiểm,
Hiệp hội bảo hiểm và các công ty bảo hiểm tại Việt Nam, vô hình chung đã tạo
nên những ảnh hưởng không tốt đến môi trường kinh doanh trong lĩnh vực bảo hiểm.
- Bốn
là, các công ty bảo hiểm tại Việt Nam còn thiếu định hướng dài hạn cho hoạt động
kinh doanh, chưa đầu tư đúng mực vào công tác quy hoạch đào tạo – tuyển dụng –
sử dụng cán bộ, công tác phát triển nghiệp vụ cũng như công tác dự báo thống kê
và định phí. Đã có không ít sai phạm trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm bị phát
hiện, điển hình là các sai phạm trong quản trị các công ty bảo hiểm Việt Nam,
vi phạm các quy định về cấp Giấy chứng nhận bảo hiểm, thời hạn nộp phí, tái bảo
hiểm, chi trả bồi thường và quyền lợi bảo hiểm, hoạt động đầu tư.
3. Một số giải pháp nhằm phát triển thị trường bảo hiểm Việt Nam trong thời gian tới
Thị
trường bảo hiểm muốn phát triển để đủ sức cạnh tranh trong thời gian tới, ngoài
những hỗ trợ từ Chính phủ, các ban ngành và Hiệp hội bảo hiểm, quan trọng nhất
vẫn là những nỗ lực của bản thân công ty bảo hiểm tại Việt Nam - Thứ nhất, nâng
cao hơn nữa chất lượng phục vụ khách hàng
Khách
hàng là người quyết định trực tiếp đến lợi nhuận của mọi các công ty bảo hiểm tại
Việt Nam, đặc biệt là các công ty bảo hiểm tại Việt Nam cung cấp sản phẩm vô
hình như sản phẩm bảo hiểm, vốn chủ yếu kinh doanh dựa trên niềm tin của khách
hàng. Chất lượng phục vụ khách hàng có ý nghĩa quyết định đến việc khách hàng
có tiếp tục sử dụng sản phẩm nữa hay không. Dịch vụ chăm sóc khách hàng chu đáo
sẽ tạo được niềm tin của khách hàng, giúp các công ty bảo hiểm tại Việt Namgiữ
được chân khách hàng làm gia tăng số lượng các hợp đồng tái tục khi hết hạn hợp
đồng, đặc biệt là với những khách hàng truyền thống, những khách hàng lớn của các
công ty bảo hiểm tại Việt Nam. Việc giữ chân một khách hàng cũ có lợi hơn rất
nhiều so với việc đi khai thác một khách hàng mới bởi không những tiết kiệm được
chi phí khai thác ban đầu, mà khi họ tin tưởng và hài lòng về chất lượng dịch vụ,
họ sẽ là “kênh tuyên truyền” hữu hiệu giúp các công ty bảo hiểm tại Việt Nam có
thêm những mới. Chất lượng phục vụ khách phải được quan tâm chú trọng từ khâu
khai thác, đến khâu giám định và bồi thường.
-
Thứ hai, coi trọng công tác đào tạo cán bộ
Con
người là trung tâm của mọi sự phát triển, con người vừa là mục đích vừa là động
lực cho sự phát triển. Một các công ty bảo hiểm tại Việt Nam muốn có sự phát
triển bền vững thì vấn đề cần phải quan tâm hàng đầu là công tác đào tạo và tuyển
dụng nguồn nhân lực. Bảo hiểm là ngành kinh doanh dịch vụ đặc biệt, đòi hỏi những
nhân viên làm trong lĩnh vực này phải có một trình độ và sự hiểu biết nhất định,
có trình độ chuyên môn vững vàng. Thị trường bảo hiểm mới chỉ sôi động và thực
sự phát triển trong mấy năm trở lại đây nên lực lượng lao động trong ngành bảo
hiểm vẫn còn nhiều hạn chế, đặc biệt là đội ngũ lãnh đạo bậc trung và bậc cao ,
nên chưa đáp ứng được yêu cầu khai thác thị trường rộng lớn. Vì vậy, các công ty bảo hiểm tại Việt Nam cần phối
hợp với các đơn vị có liên quan (Hiệp hội bảo hiểm, Cục quản lý và giám sát bảo
hiểm…) mở các lớp đào tạo cho phù hợp với trình độ đa dạng của cán bộ trong
ngành như: Chương trình đào tạo cơ bản, chương trình đào tạo cán bộ chủ chốt để
có đội ngũ cán bộ giỏi, chuyên sâu về nghiệp vụ.
-
Thứ ba, đa dạng hoá kênh phân phối và sản phẩm bảo hiểm
Hiện
nay các công ty bảo hiểm tại Việt Nam chủ yếu phân phối sản phẩm bảo qua ba
kênh chủ yếu: qua cán bộ của chính các công ty bảo hiểm đó, qua hệ thống ngân
hàng và các công ty cho thuê tài chính và qua đại lý. Bên cạnh đó còn rất nhiều
kênh mà các công ty bảo hiểm tại Việt Namcó thể khai thác được. Đặc biệt, trong
thời đại công nghệ thông tin bùng nổ như hiện nay thì các công ty bảo hiểm tại Việt Nam có
thể mở rộng kênh phân phối qua mạng lưới Internet, với sự phát triển của thương
mại điện tử thì việc mua bán các sản phẩm qua mạng không còn xa lạ. Hoàn thiện
và phát triển sản phẩm bancassurance bởi đây là một trong những kênh phân phối
đầy tiềm năng và hiệu quả.
Mặc
dù ngày càng có nhiều người Việt Nam ý thức về tầm quan trọng của bảo hiểm,
song không phải ai cũng có thể tham gia một hợp đồng bảo hiểm với mức bồi thường
đủ lớn để bù đắp những tổn thất về tài chính cho bản thân và gia đình nếu không
may gặp rủi ro, tai nạn trong cuộc sống, nhất là với những người có mức thu nhập
trung bình hoặc thấp. Hơn nữa, xã hội ngày càng phát triển thì con người cũng
ngày càng quan tâm hơn đến bảo hiểm để tạo ra sự yên tâm, vững vàng về tài
chính cho cả gia đình khi những điều không may xảy ra. Vì thế, đa dạng hóa các
sản phẩm phục vụ cho nhiều đối tượng mà vẫn hài hòa hóa được các yếu tố từ tài
chính, bảo vệ con người và phù hợp với xu hướng phát triển chung của xã hội là
yêu cầu bắt buộc đối với các công ty bảo hiểm tại Việt Nam nếu muốn duy trì và
bảo vệ được thị phần của mình.
-
Thứ tư, các công ty bảo hiểm Việt Nam cần tăng cường hợp tác với nhau và xa hơn
nữa cần hợp tác với các công ty bảo hiểm Việt Nam lớn từ các nước phát triển.
Nói
đến nền kinh tế thị trường tất yếu phải có sự cạnh tranh. Cạnh tranh không phải
để chia rẽ, phân hóa các công ty bảo hiểm tại Việt Nam mà cạnh tranh sẽ là tiền
đề để các công ty bảo hiểm tại Việt Namtiến tới hợp tác song phương và đa
phương để phát huy tổng hợp sức mạnh của nhau. Ngoài ra, các công ty bảo hiểm tại
Việt Nam cần hợp tác với nhau trong việc xây dựng dữ liệu quản lý bảo hiểm,
đánh giá rủi ro, phân tích rủi ro, cung cấp về thông tin bồi thường, nguyên
nhân tổn thất và phòng chống trục lợi bảo hiểm. Mặt khác, thị trường bảo hiểm Việt Nam mới chỉ ở giai đoạn đầu
của sự phát triển, do đó cần rất nhiều kinh nghiệm quản lý, kinh nghiệm triển
khai cũng như những kiến thức cơ bản cũng như chuyên sâu về bảo hiểm từ các nước
phát triển (Mỹ, Anh, Pháp …). Một số các
công ty bảo hiểm tại Việt Nam đã chọn đối tác chiến lược là những tập đoàn
bảo hiểm, tài chính hàng đầu quốc tế( ) để vừa huy động được nguồn vốn lớn, vừa
tiếp thu được kinh nghiệm và công nghệ quản lý tiên tiến. Ngoài ra các công ty
bảo hiểm tại Việt Nam cần phải thường xuyên trao đổi, hợp tác với các công ty bảo
hiểm nước ngoài, để đưa sản phẩm bảo hiểm vươn xa trên thị trường thế giới, hội
nhập cùng nền kinh tế Việt Nam.
Tuy
nhiên, bên cạnh những nỗ lực của các công ty bảo hiểm cần và rất cần có những hỗ
trợ từ các cơ quan quản lý Nhà nước về bảo hiểm nhằm tạo ra một “sân chơi” bình
đẳng hơn, thông thoáng hơn, thuận lợi hơn và an toàn hơn cho các công ty bảo hiểm.
Ngoài việc đảm bảo tính minh bạch, rõ ràng trong các chính sách, các quy định,
tính hiệu quả trong công tác kiểm tra giám sát, xử lý vi phạm, cần nâng cao hơn
nữa vai trò và chức năng của Trung tâm đào tạo bảo hiểm thuộc Cục Quản lý và
Giám sát bảo hiểm (Bộ Tài chính) và phát huy hơn nữa vai trò của Hiệp hội bảo
hiểm với tư cách là cầu nối thực sự giữa các công ty bảo hiểm tại Việt Namvới
các cơ quan quản lý nhà nước, cơ quan giám sát thị trường bảo hiểm và giữa các
công ty bảo hiểm tại Việt Namvới nhau cũng như với các phương tiện truyền thông
đại chúng, các báo đài lớn có uy tín trong việc phổ biến, tuyên truyền rộng rãi
mục đích, tác dụng và vai trò của bảo hiểm.
Rõ
ràng, chúng ta không thể chờ những tác động không mong muốn xảy đến mà cần nắm
bắt những cơ hội và hạn chế những thách thức bằng cách tăng cường tính chuyên
nghiệp và hiệu quả hoạt động của chính mình. Chỉ có như vậy, chúng ta mới đảm bảo
được sẽ không mất thị phần vào tay các công ty bảo hiểm tại Việt Namnước ngoài
khi chúng ta tham gia vào “sân chơi toàn cầu” với “luật chơi” khắt khe hơn và
nhiều đối thủ mạnh hơn rất nhiều. So với yêu cầu, thách thức của việc hội nhập
quốc tế, ngành bảo hiểm Việt Nam còn nhiều việc cần phải làm, song sự đồng thuận
và những nỗ lực quyết tâm cả từ phía Chính phủ lẫn bản thân các công ty bảo hiểm
tại Việt Namvà Hiệp hội hội bảo hiểm, hy vọng ngành bảo hiểm Việt Nam sẽ
có những thay đổi mang tính quyết định để phát triển một cách vững chắc trên
con đường hội nhập kinh tế quốc tế .
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét