15 năm, một bước tiến dài
Kể
từ năm 1993, thời điểm Việt Nam bắt đầu mở cửa thị trường bảo hiểm cho đến hết
năm 2006, ngành bảo hiểm Việt Nam đã có một bước tiến rất dài.
Từ
chỗ chỉ có duy nhất Bảo Việt, đến nay, trên thị trường Việt Nam đã có hơn 30
doanh nghiệp bảo hiểm đang hoạt động ở tất cả các lĩnh vực bao gồm bảo hiểm phi
nhân thọ, bảo hiểm nhân thọ, tái bảo hiểm và môi giới bảo hiểm. Đây là một sự
phát triển vượt bậc.
Tuy
nhiên, với chính sách mở cửa khác nhau nên thị trường bảo hiểm Việt Nam được
phân chia khá chênh lệch. Ở lĩnh vực bảo hiểm phi nhân thọ, do Việt Nam chưa mở
cửa nên các doanh nghiệp bảo hiểm trong nước chiếm đến 95% thị phần, trong khi
các doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài chiếm đến 62,5% thị phần bảo hiểm nhân thọ.
Với
hơn 800 sản phẩm các loại, nguồn thu chủ yếu của ngành là từ phí bảo hiểm. Mức
tăng trưởng doanh thu phí bảo hiểm của ngành từ 1993 đến 2004 là 38%/năm. Đóng
góp của doanh thu phí bảo hiểm vào GDP cũng có tăng trưởng đáng kể. Từ 0,37%
năm 1993 tăng lên 2,13% vào cuối năm 2006. Tổng số tiền bồi thường bảo hiểm cho
các tổ chức kinh tế và dân cư từ năm 2000 - 2005 đạt trên 12.300 tỉ đồng.
Dù
có tăng trưởng cao, nhưng tỉ lệ đóng góp phí bảo hiểm vào GDP của Việt Nam như
vậy là khá nhỏ nếu so sánh với các nước trong khu vực.
Một
vấn đề khác cần quan tâm là cho dù thị trường phát triển nhanh nhưng không cân
xứng giữa các công ty, giữa các thành phần kinh tế. Mức độ tập trung thị trường
cao nhất là trong lĩnh vực bảo hiểm nhân thọ, có hiện tượng độc quyền nhóm
trong một số doanh nghiệp bảo hiểm chuyên sâu các ngành dầu khí, xăng dầu, bưu
chính viễn thông. Qui mô vốn của các doanh nghiệp bảo hiểm trong nước hạn chế.
Phương thức cạnh tranh vẫn chủ yếu là giảm phí và khai thác thị trường thông
qua các mối quan hệ.
Hoạt động đầu tư còn nhiều hạn chế
Đến
cuối năm 2006, tổng đầu tư của các doanh nghiệp bảo hiểm trở lại nền kinh tế là
34.400 tỉ đồng, chiếm 4,07% GDP và cũng có tốc độ tăng đáng kể nếu so với năm
2001, con số này chỉ là 1,06% GDP.
Đầu
tư chủ yếu của các doanh nghiệp bảo hiểm là trái phiếu chính phủ, tiền gửi ngân
hàng. Phần còn lại là góp vốn liên doanh, đầu tư chứng khoán và đầu tư trực tiếp
vào các cơ sở hạ tầng, phát triển sản xuất kinh doanh và phục vụ đời sống.
Tổ
chức hoạt động đầu tư của các doanh nghiệp bảo hiểm chưa thể hiện tính chuyên
nghiệp. Hiện nay, mới chỉ có 3 doanh nghiệp bảo hiểm thành lập công ty quản lý
quỹ và 2 doanh nghiệp bảo hiểm được niêm yết trên thị trường chứng khoán. Điều
này làm giảm khả năng huy động vốn của các doanh nghiệp bảo hiểm.
Các
doanh nghiệp bảo hiểm hiện vẫn chưa thể cho vay vốn trực tiếp hoặc mạnh dạn đầu
tư vào các lĩnh vực bất động sản, cổ phiếu vì thiếu vắng các quy định cụ thể từ
các cơ quan chức năng. Do vậy, hiệu quả đầu tư của các doanh nghiệp bảo hiểm vẫn
chưa cao.
Đâu là giải pháp?
Mục
tiêu trước mắt đối với ngành bảo hiểm Việt
Nam là rất nặng nề. Việc duy trì được tốc độ tăng trưởng lên đến 40% một
năm là điều khó khăn, tuy nhiên để nâng cao hơn nữa so với tốc độ tăng trưởng
trong ba năm qua là điều có thể thực hiện được.
Để
làm được việc này, các doanh nghiệp bảo hiểm Việt Nam nên tập trung vào các giải
pháp phù hợp nhằm tăng doanh thu và nâng cao hiệu quả đầu tư như sau:
Tiếp
tục đa dạng hoá sản phẩm, nâng cao chất lượng dịch vụ và phát triển mạng lưới đại
lý bảo hiểm chuyên nghiệp và mở rộng mạng lưới. Hiện nay các công ty bảo hiểm
phi nhân thọ trong nước hoạt động tốt hơn các đối thủ cạnh tranh nước ngoài một
phần nhờ sự bảo hộ của Chính phủ, một phần dựa vào mạng lưới khách hàng đã được
xây dựng từ trước. Các công ty bảo hiểm Việt Nam cần nâng cao năng lực cạnh
tranh, khai thác thị trường và các mối quan hệ nhằm duy trì và phát triển mạng
lưới khách hàng truyền thống. Đây là một yếu tố quan trọng hỗ trợ các công ty bảo
hiểm có thêm nguồn lực để thực hiện các kế hoạch và chiến lược kinh doanh dài hạn
để cạnh tranh với các đối thủ nước ngoài có tiềm lực.
Thành
lập các tổ chức đầu tư độc lập với hoạt động khai thác để có thể thực hiện đầu
tư chuyên nghiệp và hiệu quả từ phí bảo hiểm.
Liên
doanh, liên kết với các tổ chức tài chính để có thể có khả năng mạnh hơn với áp
lực cạnh tranh khi các công ty bảo hiểm nước ngoài gia nhập thị trường theo lộ
trình cam kết của Việt Nam với WTO
Giảm
sự bảo hộ của Nhà nước đối với các doanh nghiệp bảo hiểm bằng cách đưa các
doanh nghiệp bảo hiểm lên sàn để vừa gia tăng giá trị cho doanh nghiệp, vừa dễ
huy động vốn, gia tăng khả năng tài chính trong hoạt động
Mười
năm năm qua, ngành bảo hiểm đã có những đóng góp nhất định vào sự phát triển của
hệ thống tài chính nói riêng và tăng trưởng kinh tế Việt Nam nói chung. Thị trường
bảo hiểm Việt Nam là
một kênh quan trọng trên thị trường vốn, thể hiện tất cả các vai trò trên thị
trường tài chính. Đó là đảm bảo sự ổn định thông qua việc tập trung và phân tán
rủi ro, tăng cường ổn định tài chính trong hộ gia đình và doanh nghiệp, huy động
vốn dài hạn và đầu tư dài hạn, giảm áp lực đối với ngân sách nhà nước thông qua
hệ thống bảo hiểm xã hội.
Tuy
vẫn còn những hạn chế nhất định trong việc đóng góp một cách chủ động vào phát
triển tài chính, nhưng những hạn chế này sẽ nhanh chóng được gỡ bỏ. Với mục
tiêu chiến lược phát triển phù hợp và trên cơ sở điều kiện kinh tế - xã hội thuận
lợi, ngành bảo hiểm Việt Nam sẽ tiếp tục khẳng định vai trò trong nền kinh tế.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét