Thứ Năm, 28 tháng 3, 2013

Bán bảo hiểm nhân thọ, nghề có thu nhập cao ở Hàn Quốc


Tại đất nước Hàn Quốc trong vài năm gần đây, nghề bán bảo hiểm nhân thọ- vốn vẫn được coi là dành riêng cho những phụ nữ đứng tuổi khéo ăn nói - đang trở thành một cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn đối với không ít người có bằng cấp cao. Nhiều cử nhân ngành kinh tế, tài chính tốt nghiệp từ những trường đại học hàng đầu đã chọn nghề này dù rằng không ít người vẫn còn lạ lẫm với việc một người có bằng cấp và đầy triển vọng lại chịu đi gõ cửa từng nhà để chào bán hợp đồng bảo hiểm nhân thọ.
Yang Seung Chang là một ví dụ điển hình.
Hồi năm 1998, những người thân trong gia đình của Yang đã thực sự bất bình và tức giận khi Yang báo tin sẽ từ bỏ công việc ổn định của mình tại một ngân hàng để trở thành đại lý bảo hiểm. Trước đó, việc đi bán bảo hiểm nhân thọ được coi là việc của những bà nội trợ đứng tuổi. Khách hàng truyền thống của họ là bạn bè hoặc họ hàng thân thích. Hầu hết mọi người vẫn nghĩ rằng bảo hiểm nhân thọ là sự chuẩn bị cho việc hậu sự hơn là sự phòng xa bất trắc. Vì lẽ đó, những người phụ nữ bán được hợp đồng bảo hiểm không phải do những ích lợi của bảo hiểm mà chủ yếu do họ có nhiều mối quan hệ cá nhân.
Trường hợp của Yang là minh chứng cho xu thế đang thay đổi hiện nay. Tốt nghiệp khoa kinh tế Trường Đại học Tổng hợp Hàn Quốc, ban đầu Yang đã khước từ khi được hãng bảo hiểm nhân thọ Prudential Life ở Seoul tuyển dụng. Khi đó công việc của Yang ở ngân hàng đang suôn sẻ. Việc trở thành một người đi bán bảo hiểm nhân thọ là điều Yang chưa từng nghĩ đến. Nhưng rồi những thách thức và cơ hội học hỏi của công việc mới đã khiến anh quyết định chuyển hướng.
ban bao hiem nhan tho
Hàng ngày, với trang phục chỉnh tề, Yang có mặt ở nhiệm sở từ 7 giờ 30 sáng. Anh lên kế hoạch trong ngày, viết các ghi chú cá nhân, thông điệp mừng sinh nhật và trả lời những thắc mắc, chất vấn của khách hàng. Anh phải nắm chắc các luật thuế để tư vấn cho những khách hàng làm kinh doanh, đồng thời phải luôn cập nhật những thông tin về tình hình lãi suất ngân hàng để có thể thuyết phục khách hàng mua bảo hiểm thay vì giữ tiền trong tài khoản ở ngân hàng. Có nghĩa là Yang phải có một kiến thức toàn diện về lĩnh vực tài chính dịch vụ nếu anh muốn gây ấn tượng với khách hàng.
Công việc đòi hỏi nhiều thời gian và công sức song thu nhập đem lại cũng xứng đáng. Với nghề bán bảo hiểm nhân thọ, mỗi năm Yang kiếm được khoảng 200 triệu won (2,3 tỉ đồng VN). Số tiền này cao gấp 4 - 5 lần thu nhập của một người làm công ăn lương có 10 năm kinh nghiệm nghề nghiệp!
Trong thời gian từ tháng 2-1999 đến nay Yang đã bán được 530 hợp đồng bảo hiểm, nằm trong số 5% người có thu nhập cao nhất tại Công ty Bảo hiểm Prudential. Trường hợp của Yang giờ đây cũng không còn là hiếm nữa. Thực tế cho thấy không ít người đang đổ xô vào nghề này với hy vọng giành được một cơ hội nghề nghiệp. Theo số liệu của Hiệp hội Bảo hiểm Nhân thọ Hàn Quốc, từ tháng 3-2000 đến tháng 5- 2001, số lượng người bán bảo hiểm nhân thọ đã tăng từ 5.500 lên đến 28.000. Trong khi đó số phụ nữ trước đây trong nghề này giảm từ 350.000 vào năm 1996 xuống còn 210.000 vào tháng 5-2001. Bây giờ thì gia đình Yang rất hãnh diện với những gì Yang đã làm được...
Với xu thế như hiện nay, việc bán bảo hiểm nhân thọ ở các nước Châu Á đang có một lợi thế nhất đinh. Là một nước dân số lớn với các đối tượng đa dạng, Việt Nam là thị trường bảo hiểm khá tiềm năng.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét