Thứ Tư, 22 tháng 5, 2013

Hỏi Đáp - Mua bảo hiểm nhóm cho nhân viên


Tôi được nhân viên bảo hiểm tư vấn về việc mua bao hiem cho nhân viên nhưng tôi vẫn phân vân. Nếu mua bao hiem cho nhân viên thì tôi sẽ mất thêm một khoản chi phí vậy công ty của tôi sẽ được hưởng quyền lợi gì?
Ngoài ra bạn nhân viên bảo hiểm đó còn đề cập đến vấn đề là nếu công ty của tôi mua bao hiem cho nhân viên thì dù công ty có phá sản/ vi phạm…thì pháp luật cũng không thể động đến tài sản là hợp đồng bảo hiểm đó? Nói như vậy có đúng không và căn cứ vào đâu để nói điều đó? Mong chuyên mục giải đáp về vấn đề này cho tôi.
Lê Minh Tuấn
Email: leminhtuan…@gmail.com
Trả lời:
Chào bạn Minh Tuấn!
Bảo hiểm nhóm là một trong những giải pháp tốt nhất giúp tăng cường lòng trung thành của nhân viên đối với công ty, nhân viên của bạn biết rằng bạn quan tâm đến họ, chăm lo cho họ và gia đình họ trước những biến cố khó lường trong cuộc sống.
mua bao hiem nhan tho
mua bao hiem nhan tho cho nhom nhan vien
Đồng thời, việc mua bao hiem nhóm cũng đem lại quyền lợi cho người sử dụng lao động, chủ doanh nghiệp giữ được người lao động làm việc lâu dài 5 năm, 10 năm hoặc đến hết tuổi lao động, tránh được tình trạng “nhảy việc”, đỡ chi phí tuyển dụng, đào tạo hoặc lôi kéo nguồn nhân lực từ doanh nghiệp khác về với hứa hẹn tăng lương, thăng tiến tạo ra nguồn nhân lực khan hiếm giả tạo khi họ tiếp tục “nhảy việc”. Đây cũng có thể là coi là khoản thưởng cho người lao động tương đương với thời gian và mức độ cống hiến của họ cho doanh nghiệp.
Ngoài ra chi phí mua bao hiem nhân thọ cho người lao động (nhân viên) sẽ được tính vào chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh không chịu thuế thu nhập doanh nghiệp.
Vì phần lớn hợp đồng bảo hiểm là cho một nhóm nhân viên, và người nhân viên là người được bảo hiểm. Do đó khi doanh nghiệp rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán, phá sản… thì pháp luật không thể can thiệp vào hợp đồng bảo hiểm đó nhằm đảm bảo quyền lợi cho người lao động.
Theo Luật kinh doanh bảo hiểm của nhiều nước bắt buộc hợp đồng bảo hiểm nhóm phải có điều khoản Quyền chuyển đổi hợp đồng. Điều khoản quyền chuyển đổi hợp đồng cho phép người được bảo hiểm nhóm vì một lý do nào đó (doanh nghiệp phá sản, giải thể..) mà hiệu lực bảo hiểm nhóm chấm dứt có quyền chuyển đổi sang hợp đồng bảo hiểm cá nhân.
Chúc anh Minh Tuấn mạnh khỏe và Công ty ngày càng phát triển!

BẢO HIỂM SỨC KHỎE TOÀN DIỆN


Các câu hỏi thường gặp

1.            Những ai có thể tham gia bảo hiểm Bao Hiem Suc Khoe toàn diện?

-Người Việt Nam, người nước ngoài đang sinh sống học tập và làm việc tại Việt Nam, từ 12 tháng tuổi đến 65 tuổi vào thời điểm tham gia bảo hiểm nếu tham gia lần đầu tiên (căn cứ theo ngày sinh nhật). Căn cứ vào thông tin tổn thất Hợp đồng trước đó, cty bảo hiểm sẽ xem xét có chấp nhận bảo hiểm cho thời hạn tiếp theo hay không
- Các trường hợp sau không được nhận bảo hiểm và không chịu trách nhiệm từ công ty bảo hiểm
+ Người đang bị bệnh tâm thần, thần kinh, bệnh phong
+ Người bị thương tật vĩnh viễn quá 50%
+ Người đang trong thời gian điều trị bệnh hoặc thương tật.
-Trẻ em từ 12 tháng tuổi đến dưới 18 tuổi không được tham gia với tư cách độc lập mà phải tham gia cùng với Bố/ Mẹ là Người được bảo hiểm (NĐBH), với tư cách Người phụ thuộc của NĐBH hoặc tham gia cùng với Người giám hộ theo quy định của Pháp luật Việt Nam.

2.            Có bắt buộc phải khám sức khỏe trước khi tham gia Bảo Hiểm Sức Khỏe Toàn Diện không?

Thông thường bạn không phải trải qua bất kỳ cuộc kiểm tra sức khỏe nào vì phải thỏa mãn điều kiện về Đối tượng bảo hiểm, trừ những trường hợp đặc biệt khi Công ty bảo hiểm yêu cầu cung cấp thêm thông tin về tình trạng sức khỏe phục vụ cho công tác cấp đơn một cách hợp lý.

3.            Các hình thức tham gia Bảo Hiểm Sức Khỏe Toàn Diện?

Có thể tham gia theo hình thức:
-Bảo hiểm cho cá nhân, hoặc
-Bảo hiểm cho các thành viên gia đình trong cùng hợp đồng.

4.            Có bao nhiêu chương trình để chọn lựa?

Bao Hiem Suc Khoe Toàn Diện cung cấp cho bạn 4 chương trình chính với số tiền bảo hiểm và mức phí tăng dần, tùy theo khả năng kinh tế của mình mà bạn có thể cân nhắc để lựa chọn tham gia các chương trình phù hợp: Cơ bản, Bạc, Vàng, Bạch Kim.

Ngoài ra, còn có các quyền lợi bảo hiểm bổ sung giúp bạn lựa chọn để tham gia thêm nhằm hoàn thiện chương trình bảo hiểm của mình

Đây là chương trình bảo hiểm tự nguyên nên luôn đảm bảo nguyên tắc là Phí bảo hiểm đóng càng nhiều thì quyền lợi bảo hiểm càng cao tương ứng. Do vậy, quyền lựa chọn thuộc về bạn.

5.            Có bắt buộc các Người được bảo hiểm trong một hợp đồng phải tham gia cùng một chương trình bảo hiểm không?

Không bắt buộc. Bạn được tùy ý chọn chương trình bảo hiểm và quyền lợi bổ sung thích hợp cho từng Người được bảo hiểm trong lúc lấy báo giá và đăng ký.
Tuy nhiên, chương trình và các Quyền lợi bổ sung tham gia của Người phụ thuộc không được cao hơn chương trình và các Quyền lợi bổ sung của Người được bảo hiểm.

6.            Có bắt buộc phải chọn Chương trình chính đồng hạng với các lựa chọn bổ sung không?

Không bắt buộc. Nhưng quyền lợi bổ sung phải cùng nhóm hoặc thuộc nhóm thấp hơn Nhóm chương trình chính.

7.            Tôi chỉ mua Quyền lợi bảo hiểm bổ sung có được không?

Bạn phải tham gia Quyền lợi bảo hiểm chính thì bạn mới có thể lựa chọn thêm Quyền lợi bổ sung.

8.            Mức phí bảo hiểm như thế nào? Có áp dụng phí theo độ tuổi không?

Với Bảo hiểm Sức khỏe, mức phí bảo hiểm được áp dụng đồng nhất cho tất cả khách hàng khi tham gia cùng một chương trình, không phụ thuộc vào độ tuổi Người được bảo hiểm.
Với một khoản tiết kiệm nho nhỏ chỉ vài ngàn đồng /ngày là bạn đã có thể bảo vệ mình và gia đình trước những biến động về tài chính khi có những rủi ro xấu xảy ra

9.            Phí bảo hiểm có phụ thuộc vào nghề nghiệp của tôi không?

Những Người được bảo hiểm thuộc các ngành nghề khác nhau đều được áp dụng một mức phí giống nhau nếu tham gia cùng một chương trình bảo hiểm.

10.          Tôi có quyền lựa chọn lại chương trình tham gia để nâng cấp hợp đồng của mình chứ?

Việc thay đổi chương trình tham gia chỉ được cho phép thực hiện khi tái tục hợp đồng. Còn trong năm bảo hiểm của hợp đồng, mức tham gia bảo hiểm phải được giữ nguyên. Trong trường hợp có tăng mức tham gia bảo hiểm khi tái tục hợp đồng thì phần trách nhiệm vượt quá vẫn áp dụng thời gian chờ, NĐBH chỉ được hưởng quyền lợi theo Mức trách nhiệm cũ mà không áp dụng thời gian chờ.

11.          Phạm vi bảo hiểm được áp dụng như thế nào?

Các chương trình Bao Hiem Suc Khoe Toàn Diện có phạm vi bảo hiểm chuẩn là Việt Nam. Tuy nhiên, có cho phép mở rộng phạm vi bảo hiểm sang các nước Châu Á hay các nước khác trên Toàn cầu nếu bạn tham gia chương trình Bạch Kim và đóng thêm 25% hay 50% phí bảo hiểm tương ứng.

12.          Tôi đã có Bảo hiểm Y tế bắt buộc, thì có cần tham gia thêm Bảo hiểm Sức Khỏe nữa không?

Khác với Bảo hiểm Y tế mang tính chất bắt buộc, Bảo hiểm Sức Khỏe là một chương trình bảo hiểm tự nguyện. Mức tham gia càng cao thì quyền lợi bảo hiểm càng nhiều. Việc thanh toán bồi thường trong Bảo hiểm Sức khỏe dựa trên chi phí y tế thực tế, và Công ty bảo hiểm không có điều khoản ràng buộc Người được bảo hiểm về việc chỉ định nơi điều trị, mức điều trị, hay loại thuốc được phép dùng…như trong Bảo hiểm y tế. Điều này cho phép khách hàng có quyền lựa chọn nơi điều trị tốt nhất, và phương pháp điều trị thích hợp nhất phù hợp với mức bảo hiểm đã tham gia. Ngoài ra, Bao Hiem Suc Khoe còn bù đắp cho phần chi phí y tế mà khách hàng phải đồng chi trả trong chính sách Bảo hiểm Y tế hiện tại đang áp dụng.
Do vậy, rất nhiều khách hàng đã có bảo hiểm y tế vẫn tham gia Bảo hiểm Sức khỏe nhằm tăng thêm sự bảo vệ tài chính cho bản than. Quyền lựa chọn thuộc về bạn.

13.          Khi nào thì hợp đồng bảo hiểm sức khỏe của tôi có hiệu lực? Thời gian chờ hiệu lực là gì?

Nếu không có sự phản hồi từ chối chấp nhận bảo hiểm từ Công ty bảo hiểm thì tự động là sau 3 ngày kể từ ngày bạn điền đầy đủ thông tin vào mẫu đăng ký bảo hiểm và thực hiện xong việc thanh toán phí bảo hiểm thì Hợp đồng bảo hiểm của bạn sẽ bắt đầu có hiệu lực.
Tuy nhiên, đối với hợp đồng năm đầu tiên, Quyền lợi bảo hiểm chính và Quyền lợi bổ sung về điều trị ngoại trú sẽ có một số thời gian chờ hiệu lực (có nghĩa là thời gian mà các quyền lợi bảo hiểm liên quan không được chi trả) cho một số rủi ro như: 30 ngày đối với Ốm đau bệnh tật thông thường, 12 tháng đầu tiên đối với Bệnh đặc biệt và Bệnh có sẵn.
Đối với Quyền lợi bổ sung bảo hiểm Sinh mạng, thời gian chờ hiệu lực là 90 ngày đối với bệnh thông thường, và 12 tháng đối với Bệnh đặc biệt và Bệnh có sẵn.
Đối với Quyền lợi bổ sung về Thai sản: Việc chi trả chỉ áp dụng nếu như việc thụ thai bắt đầu sau 12 tháng kể từ ngày quyền lợi này được áp dụng.

14.          Tôi có thể mua hợp đồng trong ngắn hạn được không?

Không, Bao Hiem Suc Khoe Toàn Diện là sản phẩm bảo hiểm được thiết kế cho thời hạn chuẩn là 01 năm (12 tháng) và sẽ được tái tục hàng năm.

15.          Tôi sẽ nhận được hợp đồng bảo hiểm như thế nào?

Hợp đồng bảo hiểm sẽ được gửi trực tiếp đến địa điểm mà bạn đã đăng ký trong đơn yêu cầu bảo hiểm.

16.          Các bệnh có sẵn hay bệnh đặc biệt có được bảo hiểm không?

Bệnh/Thương tật có sẵn hay Bệnh đặc biệt bị loại trừ trong năm đầu tiên bảo hiểm có hiệu lực. Từ năm thứ hai trở đi, Bệnh đặc biệt, Bệnh/Thương tật có sẵn sẽ được chấp nhận bảo hiểm nếu các bệnh này không phát sinh (dù có thực hiện điều trị hay không) trong năm đầu tiên tham gia bảo hiểm.
17.          Thế nào là Bệnh/thương tật có sẵn và Bệnh đặc biệt để áp dụng thời gian chờ hiệu lực?
Bệnh/thương tật có sẵn: Là bệnh hoặc thương tật có từ trước ngày bắt đầu được nhận bảo hiểm theo Hợp đồng bảo hiểm và là bệnh/thương tật mà người được bảo hiểm:
a. đã phải điều trị trong vòng 3 năm gần đây;
b. triệu chứng bệnh/thương tật đã xuất hiện hoặc đã xảy ra trước ngày ký hợp đồng mà Người được bảo hiểm đã biết hoặc ý thức được cho dù Người được bảo hiểm có thực sự khám, điều trị hay không.
Bệnh / thương tật có sẵn bao gồm nhưng không giới hạn ở các bệnh như: viêm Amidan cần phải cắt, viêm VA cần phải nạo, vẹo vách ngăn cần phẫu thuật, rối loạn tiền đình, bệnh hen, bệnh thoái hóa đốt sống, viêm tai giữa cần phẫu thuật đặt ống thông khí, trĩ cần phẫu thuật, thoát vị đĩa đệm, thoái hóa khớp, phẫu thuật dây chằng.
Bệnh đặc biệt: Là những bệnh ung thư và u các loại, huyết áp, tim mạch, loét dạ dày, viêm đa khớp mãn tính, loét ruột, viêm gan các loại, viêm màng trong dạ con, trĩ, sỏi trong các hệ thống tiết niệu và đường mật, đục thủy tinh thể, viêm xoang, Parkinson, bệnh đái tháo đường, bệnh liên quan đến hệ thống tái tạo máu như lọc máu, thay máu, chạy thận nhân tạo.

18.          Tôi phải nằm viện trong vòng bao lâu thì mới được khiếu nại quyền lợi điều trị nội trú?

Người được bảo hiểm được coi là điều trị nội trú khi bác sĩ chỉ định nằm viện trong vòng ít nhất 24 giờ và có giấy ra viện/nhập viện do bệnh viện điều trị cung cấp.

19.          Một người có thể tham gia nhiều Hợp đồng Bảo hiểm Sức khỏe cùng một lúc được không?

Bạn không thể cùng một lúc tham gia nhiều hợp đồng Bao Hiem Suc Khoe, song bạn có thể đồng thời tham gia các Hợp đồng bảo hiểm y tế khác. Tuy nhiên bạn cũng cần lưu ý rằng Công ty bảo hiểm chỉ thanh toán khoản tiền vượt quá mức được bồi thường theo các đơn bảo hiểm khác hoặc theo tỷ lệ giữa Giới hạn trách nhiệm của đơn bảo hiểm này với tổng giới hạn trách nhiệm của tất cả các đơn bảo hiểm khác. Trong mọi trường hợp, tổng số tiền bạn được bồi thường theo tất cả các đơn bảo hiểm không vượt quá chi phí y tế thực tế.

20.          Nên hiểu Giới hạn trách nhiệm chung theo từng Quyền lợi bảo hiểm và Giới hạn trách nhiệm riêng cho những Quyền lợi chi tiết như thế nảo?

Giới hạn trách nhiệm riêng quy định số tiền bồi thường tối đa mà Công ty bảo hiểm chi trả cho từng Quyền lợi chi tiết. Công ty bảo hiểm sẽ thanh toán từng Quyền lợi chi tiết theo Giới hạn trách nhiệm riêng này một cách độc lập và trong suốt thời hạn bảo hiểm 01 năm, tổng số tiền chi trả cho một và/hoặc nhiều Quyền lợi chi tiết cộng dồn lại không vượt quá Giới hạn trách nhiệm chung.

Mua bảo hiểm nhân thọ bao nhiêu là đủ?


Khi nhắc đến việc mua bao hiem nhan tho, hầu hết mọi người sẽ đặt ra câu hỏi: “Mua với mức đền bù bao nhiêu là đủ?"
Dưới đây là một số gợi ý giúp bạn và gia đình đưa ra được quyết định hợp lý:

1. Tránh việc tính toán quá đơn giản

Tính toán để xác định được một khoản tiền đóng bảo hiểm là điều nên làm. Tuy nhiên, việc áp dụng các công thức quá đơn giản khiến nhiều người quên đi các yếu tố khác rất quan trọng. Nếu bạn có nhiều người phụ thuộc, chi phí học đại học trong tương lai cho con cái lớn...bạn sẽ cần mua bao hiem nhan tho với mức đền bù lớn hơn.

2. Xem xét thu nhập hiện tại và điều chỉnh theo lạm phát

Nhiều người mắc sai lầm khi nghĩ việc mua bao hiem nhan tho sẽ thay thế được khoản thu nhập tương lai. Tuy nhiên, làm như vậy bạn đã quên đi những chi phí có thể phát sinh sau này như học phí đại học của con cái, chi phí tổ chức đám cưới, mua nhà mới.... Bên cạnh đó, giá trị đồng tiền của bạn sẽ thay đổi khi lạm phát thay đổi, vì vậy đừng quên để ý đến yếu tố này.
mua bao hiem nhan tho
Cân nhắc trước khi quyết định mua bảo hiểm nhân thọ cho bạn và gia đình

3. Chi phí hàng năm ở hiện tại và tương lai

Nhìn vào ngân sách, xác định số tiền bạn cần hàng năm để duy trì cuộc sống hiện tại và dự đoán các chi phí có thể thay đổi trong tương lai gần. Hãy nhân ngân sách hàng năm của gia đình bạn với số năm bạn muốn được bảo hiểm. Nếu số năm lớn hơn 5 hoặc 10 năm, bạn cần điều chỉnh các khoản chi phí theo mức lạm phát.
Chọn một tỷ lệ % tăng lên qua mỗi năm, từ đó bạn có thể điều chỉnh được số tiền mua bao hiem nhan tho của mình sao cho hợp lý. Bạn có thể tách riêng các loại chi phí thành chi phí sinh hoạt và chi phí dành cho những hoạt động lớn như học phí đại học của con cái. Lối sống của gia đình bạn cũng ảnh hưởng đáng kể đến sự biến động của các khoản chi phí này. Chẳng hạn, khi đến tuổi trưởng thành con cái của bạn có thể sẽ chuyển ra ở riêng và tự trang trải cho cuộc sống của chúng, hoặc một thành viên trong gia đình bạn thường xuyên phải điều trị tại bệnh viện hay gia đình bạn có ý định mua một ngôi nhà mới trong tương lai...

4. Xem tài sản hiện có

Hãy tính toán về tài sản hiện có cũng như số tiền mà bạn tiết kiệm được, nếu không bạn sẽ mắc sai lầm khi bỏ ra quá nhiều tiền để mua bao hiem nhan tho. Bên cạnh đó, nếu sở hữu một khối lượng tài sản lớn và ít người phụ thuộc, việc mua bao hiem nhan tho với mức đền bù lớn là điều không quá cần thiết.

5. Xem xét các khoản nợ nần

Trước khi quyết định bỏ một khoản tiền lớn cho việc mua bao hiem, hãy suy nghĩ về các khoản nợ nần hiện tại. Bạn cần tính toán hợp lý xem bao nhiêu % thu nhập nên dành cho việc trả nợ và bao nhiêu % dành cho việc đóng bảo hiểm. Hãy tham khảo ý kiến của các nhà tư vấn tài chính để có được quyết định sáng suốt hơn.

Bảo hiểm nhân thọ: Nói là giống bán hàng đa cấp là sai lầm


Theo lãnh đạo HH BHVN , dù gặp nhiều khó khăn và còn một số tồn tại nhưng thị trường bảo hiểm nhân thọ sẽ vẫn có tốc độ tăng trưởng cao…
Sẽ tiếp tục tăng trưởng cao
Đánh giá về sự phát triển của thị trường bảo hiểm nhân thọ trong thời gian qua, trao đổi với PV, ông Phùng Đắc Lộc, Tổng thư ký Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam cho rằng, thực tế, qua các số liệu của năm 2012 đã cho thấy, dù kinh tế toàn cầu và kinh tế Việt Nam tăng trưởng chậm nhưng thị trường bảo hiểm nói chung và bảo hiểm nhân thọ nói riêng vẫn có tốc độ tăng trưởng cao.
 “Trong năm 2012, số lượng hợp đồng bảo hiểm nhân thọ khai thác mới đạt trên 1 triệu hợp đồng, tốc độ tăng trưởng đạt trên 14%, nâng tổng số hợp đồng bảo hiểm có hiệu lực cuối kỳ đạt trên 4,7 triệu hợp đồng, tăng 7% so với năm ngoái.

Đây là con số rất đáng mừng, bởi trong lúc nền kinh tế thế giới nói chung và kinh tế Việt Nam gặp rất nhiều khó khăn, tăng trưởng chậm thì bảo hiểm nhân thọ vẫn có mức tăng gấp 2 lần tăng trưởng GDP.
Và dẫn đầu trong tốp dịch vụ tài chính – tín dụng là một cố gắng lớn của các doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm, chứng tỏ ngành bảo hiểm đã thành công trong việc vượt qua khó khăn thách thức, tiếp tục phát triển gắn liền với hiệu quả”, ông Lộc nhấn mạnh.
Theo ông Lộc, dự kiến, năm 2013, đối với bảo hiểm nhân thọ sẽ phấn đấu tăng trưởng 15%.
Trước một số ý kiến cho rằng, bán bảo hiểm nhân thọ giống với bán hàng đa cấp, ông Lộc cho rằng, nhận thức đó là hoàn toàn sai lầm bởi bảo hiểm nhân thọ, là một sản phẩm có mục đích rất thiết thực, giúp đảm bảo an toàn tài chính cho người tham gia bảo hiểm.
“Thực tế, tham gia bảo hiểm nhân thọ, khách hàng sẽ có được nguồn tài chính đảm bảo trong trường hợp không may bị tử vong hay bị thương tật toàn bộ và vĩnh viễn, dẫn đến mất nguồn thu nhập. Bằng cách đó, bảo hiểm nhân thọ góp phần ổn định cuộc sống gia đình.
Thêm vào đó, khách hàng có thể tích lũy cho những kế hoạch tương lai, như để dành tiền cho con đi học, cho con một số vốn để vào đời, hoặc có thể tiết kiệm tiền để mua xe, mua nhà… Điều đó khác hoàn toàn so với mua bán những các mặt hàng đa cấp“, ông Lộc nói.
Cũng theo ông Lộc, thực tế hiện nay, việc kinh doanh, tư vấn hay bán bảo hiểm nhân thọ được nhà nước quản lý rất chặt chẽ bằng các văn bản, chế tài cụ thể về sản phẩm, nội dung, quy cách, điều khoản, biểu phí, minh hoạ bán hàng…

Về ý kiến của một số người cho rằng, nhân viên tư vấn giới thiệu rất hay về các sản phẩm bảo hiểm nhân thọ nhưng sau khi tham gia đóng bảo hiểm, xảy ra việc rất khó để có thể lấy tiền ra trong thời gian đầu, ông Lộc cho hay, đó là do khách hàng chưa đọc kỹ các điều khoản trong hợp đồng.
“Theo quy định của Luật kinh doanh bảo hiểm thì trong hai năm đầu tiên, nếu rút vốn thì không có giá trị hoàn trả. Từ năm thứ ba trở đi sẽ được trả nhưng thấp hơn số phí. Nguyên nhân ở đây là do tiền phí bảo hiểm thu về không phải chỉ để ở công ty bảo hiểm mà họ phải đem đi đầu tư, sinh lời thì mới trả được bảo tức cho khách hàng.
Cùng với đó, sau khi khách hàng đã tham gia một năm thì theo năm tài chính hoặc ngày ký hợp đồng, các công ty bảo hiểm đều phải gửi tới cho khách hàng thông báo về quyền lợi bao gồm: số phí đã đóng, giá trị hoàn trả từng thời điểm…”, ông Lộc cho hay.

Khó khăn sẽ là thời cơ để phát triển

Bên cạnh tốc độ phát triển tốt, ông Lộc cũng cho rằng, thị trường bảo hiểm nhân thọ Việt Nam hiện nay vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức song hành.
“Trước hết, đó là khó khăn của nền kinh tế nói chung sẽ có những tác động vào khiến cho nhu cầu , doanh thu của bảo hiểm nhân thọ giảm. Thêm vào đó, là vấn đề cạnh tranh giữa các doanh nghiệp mà thể hiện rõ nhất là trong việc mời các nhân sự cao cấp trong thời gian qua.
Và cũng cần nói đến, khó khăn nữa là nhận thức của một bộ phận người dân còn chưa đúng về bảo hiểm nhân thọ cũng như hoạt động của các đại lý, tư vấn bảo hiểm…”, ông Lộc chia sẻ.
Tuy vậy, theo ông Lộc, những khó khăn về tình hình kinh tế, xã hội hiện nay cũng sẽ là thời cơ để các doanh nghiệp bán bảo hiểm nhân thọ phát triển.
“Dù tình hình kinh tế, xã hội có khó khăn nhưng như đã phân tích ở trên, các doanh nghiệp bán bảo hiểm nhân thọ cần chớp lấy thời cơ, cơ hội hiện nay khi thuế thu nhập cá nhân giảm cũng như nhiều sản phẩm bảo hiểm mới, thiết thực đã được phê duyệt… để tiến hành củng cố, tái cơ cấu mạnh mẽ nhất, tạo đà cho việc tăng trưởng hiệu quả những năm tiếp theo”, ông Lộc nhấn mạnh.
Đồng thời, ông Lộc cũng đưa ra lời khuyên với người dân là nên tìm hiểu thật kỹ, có nhận thức đúng về bảo hiểm nhân thọ và trong thời điểm kinh tế khó khăn như hiện nay, việc đầu tư vào bảo hiểm sẽ đem lại những hiệu quả nhất định cũng như ổn định đối với cuộc sống sau này.

Bảo hiểm sức khỏe trên đà tăng trưởng

Các doanh nghiệp bảo hiểm sẽ chú trọng hơn đến bảo hiểm chăm sóc sức khỏe

Các nghiệp vụ bảo hiểm truyền thống như bảo hiểm xe cơ giới, bảo hiểm tài sản, bảo hiểm hàng hóa vận chuyển… đang ngày càng khó khai thác hơn với tỷ lệ tăng trưởng thấp, thì bảo hiểm sức khỏe và tai nạn con người vẫn tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ và đứng thử 3 về doanh thu với hơn 4.000 tỷ đồng.

Theo Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam, tính riêng khối bảo hiểm phi nhân thọ, năm 2012 bảo hiểm sức khỏe và tai nạn con người đạt doanh thu 4.011 tỉ đồng, tăng trưởng 22,25%. Thực tế, trong một vài năm gần đây không chỉ có doanh nghiệp khối phi nhân thọ mà nhiều doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ đã chú trọng và thành công trong việc phát triển sản phẩm bảo hiểm mới có quyền lợi về chăm sóc y tế, thương tật, tử vong cao hơn hấp dẫn với đối tượng khách hàng có thu nhập cao. Nhiều sản phẩm bảo hiểm sức khỏe được các doanh nghiệp bảo hiểm đưa ra thị trường hấp dẫn với nhu cầu xã hội.

bảo hiểm sức khỏe
Các công ty bảo hiểm nhân thọ đã nâng số bệnh được bảo hiểm lên đến hơn 30 bệnh.
Từ những sản phẩm cũ chỉ bảo hiểm hơn chục bệnh hiểm nghèo, các công ty bảo hiểm nhân thọ đã nâng số bệnh được bảo hiểm lên đến hơn 30 bệnh và mới đây nhất các công ty bảo hiểm nhân thọ cũng đã nghiên cứu và phát triển để đưa ra thị trường sản phẩm bảo hiểm bổ trợ “Bảo hiểm bệnh hiểm nghèo”. Với sản phẩm này người bệnh được bảo hiểm tới 38 bệnh hiểm nghèo, trong đó có một số căn bệnh nan y hiện đang khá phổ biến như ung thư, suy thận, đột quỵ, nhồi máu cơ tim… Bên cạnh đó, sản phẩm bảo hiểm bổ trợ “Miễn phi bao hiem bệnh hiểm nghèo” miễn toàn bộ phí bảo hiểm phải đóng trong tương lai của Hợp đồng bảo hiểm chính và các bảo hiểm bổ trợ khác đính kèm theo Hợp đồng bảo hiểm chính (nếu có) khi người bệnh chẳng may bị chẩn đoán mắc bệnh hiểm nghèo cũng được đưa ra thị trường
Phát triển những sản phẩm bảo hiểm có liên quan đến sức khỏe được nhận định sẽ là xu thế của những năm tới. Theo Cục quản lý giám sát bảo hiểm (Bộ Tài chính), trong năm 2013 thị trường bảo hiểm nhân thọ sẽ vẫn tiếp tục tăng trưởng, cùng với việc phát triển các sản phẩm bảo hiểm truyền thống và bảo hiểm dành cho người nghèo, các doanh nghiệp bảo hiểm sẽ chú trọng hơn đến phát triển sản phẩm bảo hiểm sức khỏe, bảo hiểm hưu trí...

Cùng với việc bán những sản phẩm này cho khách hàng cá nhân, các công ty bảo hiểm sẽ sử dụng các kênh phân phối khác như môi giới và tập trung vào các bên mua bảo hiểm là tổ chức. Khách hàng doanh nghiệp mua bảo hiểm cho nhân viên ngày càng tăng vì sự tiện lợi mà các sản phẩm này mang lại. Những sản phẩm này được thiết kế khá nhiều quyền lợi về bảo hiểm y tế, chăm sóc sức khỏe cho nhân viên.
Không thể phủ nhận mức độ hấp dẫn của những sản phẩm bảo hiểm có liên quan đến sức khỏe và bệnh tật đối với nhiều khách hàng hiện nay. Tuy nhiên, cùng với sự  tăng trưởng không ngừng của các sản phẩm bảo hiểm này, các doanh nghiệp bảo hiểm cũng đang phải đối mặt với thực tế đáng lo ngại về hiện tượng trục lợi bảo hiểm.

Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam cho biết, do thiếu việc làm nhiều người lao động mua bảo hiểm theo mức trách nhiệm khoán bồi thường theo số ngày nằm viện không quá 60 ngày/năm đã tranh thủ làm thủ tục nhập viện tại cơ sở điều trị quen biết để hưởng lợi bảo hiểm. Nhiều người mua bảo hiểm chăm sóc y tế chế độ cao đã trục lợi bảo hiểm bằng cách cho mượn thẻ khám chữa bệnh, thân quen y bác sĩ để có được hóa đơn điều trị thuốc men (kể cả thuốc bổ, thực phẩm chức năng, chăm sóc sắc đẹp) để đòi tiền bảo hiểm….
Thực trạng này đang đặt ra cho các doanh nghiệp bảo hiểm một vấn đề nếu không có các biện pháp quản lý chặt chẽ, ngăn chặn kịp thời thì dù tăng trưởng nhưng sản phẩm bảo hiểm hấp dẫn này vẫn không có lãi.           

Cách tính phí trong bảo hiểm nhân thọ


Cách tính phi bao hiem nhân thọ nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố,về giới tính, độ tuổi và ngành nghề nữa các bạn.

Mỗi ngành nghề khác nhau thì có tính phi bao hiem nhân thọ khác nhau chút ít tùy thuộc và mức độ rủi ro của ngành nghề đó.Cũng có nhiều trường hợp do công việc quá đặc thù mà các công ty Bảo hiểm nhân thọ ko bán bảo hiểm  cho người đó đâu.Mình lấy ví dụ như :Thủy thủ tầu viễn dương,hoặc lái xe tải xuyên quốc gia..... nói chung đó là các ngành nghề đặc thù.
Công thức chung thì cũng có,nhưng theo mình được biết thì các công ty bảo hiểm  ở Việt Nam hiện nay đều áp dụng cách tính chi phí như nhau.Tùy thuộc vào mệnh giá bảo hiểm  mà người mua bảo hiểm  muốn mua và vào độ tuổi của họ mà chi phi bao hiem nhân thọ nhiều hay ít.Càng nhiều tuổi thì phi bao hiem  càng cao,vì nguy cơ rủi ro cao hơn.
                              
Các công ty bảo hiểm  đều có bảng tra sẵn độ tuổi với mệnh giá bảo hiểm  để có thể tính sơ bộ phi bao hiem nhân thọ của người đó và thông thường thì phụ nữ được ưu tiên hơn so với nam giới trong việc tính phi bao hiem  (phụ nữ được tính trừ đi 2 tuổi so với tuổi ở lúc thực hiện hợp đồng bảo hiểm  )
Các số liệu thì mỗi công ty bảo hiểm  có cái khác nhau mà mình ko tiện nêu ra và cũng ko so sánh hay nhận xét gì nhiều.

Việc tính chi phi bao hiem nhân thọ luôn luôn công khai minh bạch và rõ ràng nhất cho bên mua bảo hiểm  có thể hình dung được.Vì vậy các bạn không quá quan trọng vào việc đó.Tất cả đêu nhằm mục đích mang lại lợi ích cho khách hàng là trên hết.

Thứ Tư, 8 tháng 5, 2013

Kinh nghiệm mua bảo hiểm cho gia đình


Có rất nhiều các loại hình bảo hiểm có thể lựa chọn cho gia đình, nhưng thực sự cha mẹ đã biết lựa chọn loại hình bảo hiểm thích hợp nhất cho mình và cho con cái?
Sau mười năm mất liên lạc, cô bạn học hồi phổ thông đột ngột xuất hiện trước cửa nhà tôi với một túi quà to sau khi nghe tin tôi mới sinh em bé. Hết dăm ba câu chuyện vồn vã, từ kỷ niệm tụi mình cho đến tương lai con cái, cô vui vẻ hỏi: 'Vậy chứ bạn mua bảo hiểm cho nhóc chưa?'
Từ đầu năm tới giờ, đây là người thứ tư mời tôi mua bảo hiểm cho con. Đồng nghiệp của chị, bạn của chồng, cho đến một nhân viên bảo hiểm lạ hoắc không hiểu kiếm đâu ra số điện thoại di động của tôi… Mẹ tôi nói hay mua đại của một trong số những người quen cho xong, khỏi bị chào mời nữa. Thật ra tôi cũng đã dự trù một khoản dư trong thu nhập để mua bảo hiểm nhân thọ. Vấn đề gây nhức đầu là nên mua sản phẩm nào của công ty nào.
Ở nước ngoài, những người muốn mua bảo hiểm có thể tìm đến các insurance broker (môi giới bảo hiểm), thay vì insurance agent (đại lý bảo hiểm). Các broker là người trung gian giữa khách hàng và các công ty bảo hiểm, không phải là nhân viên của bất cứ hãng bảo hiểm nào. Nắm được nhu cầu, khả năng tài chính và hoàn cảnh của từng khách hàng, broker sẽ tư vấn cho họ một gói bảo hiểm thích hợp nhất.
Tôi thấy mình cần một nhà tư vấn môi giới bảo hiểm chứ không phải các đại lý. Tôi lân la đi hỏi han những người quen đã, đang và sẽ mua bảo hiểm, lục lọi các trang web của các hãng bảo hiểm để so sánh, và chẳng mấy chốc, tôi rơi vào muôn trùng vây các loại bảo hiểm và các kiểu tư vấn viên.
Một phụ huynh ở trường con tôi mua cho hai đứa con hai bảo hiểm của một công ty, nhưng không nhớ nó là bảo hiểm gì, cũng không rành phạm vi bảo hiểm và các quyền lợi được hưởng. Chị nói: tên nó loằng ngoằng lắm, an trí phát tài gì đó loạn hết lên, chị không nhớ nổi. Hồi trước mua của đứa em làm đại lý bảo hiểm, tới ngày đưa nó tiền đem nộp. Vậy thôi.
Chị của chồng thì thổ lộ là một mình thằng con đang học lớp năm của chị có đến ba cái bảo hiểm của ba công ty khác nhau. Toàn mua vì cả nể người quen, giờ cứ tặc lưỡi đóng tiền mỗi năm. Có khi xót ruột quá hủy bớt một hợp đồng, mất không ít tiền, nên tiếp tục è cổ mà đóng hai hợp đồng còn lại. Tính đi tính lại, với tình hình trượt giá kiểu này thì đến khi đáo hạn, lãnh được tiền thì có khi lỗ chứ chẳng lời lãi gì. Chị buông thõng: “Biết vậy tao lấy tiền đó đi mua vàng có lời hơn”.
Bà cô họ của tôi mới về hưu được hai năm, có tài ăn nói nên đi làm đại lý bảo hiểm, tư vấn cho tôi rất nhiệt tình. Bà in cho tôi một xấp giấy, minh họa các khoản lời lãi sau mấy năm lãnh được bao nhiêu tiền và liên tục nhấn mạnh “cứ mỗi năm lấy tiền lì xì đóng cho nó, tới năm 18 tuổi tự nhiên rút ra được một cục tiền như vầy như vầy”. Nhưng khi tôi hỏi đến những việc như khi bị tai nạn thế nào thì bồi thường ra sao, các khoản phí, và việc thay đổi mức bảo hiểm, hay lỡ may thu nhập của tôi sụt giảm không đóng nổi thì bà nói “sao mày hỏi nhiều quá, khách hàng của tao mấy chục người có ai hỏi tới mấy cái đó đâu” và gọi điện cho một người khác cùng nhóm nhờ… trả lời giùm.
Bụt chùa nhà sợ không thiêng, tôi quyết định liên lạc với cô tư vấn bảo hiểm “lạ hoắc” của công ty A. và trình bày những băn khoăn của mình. Sau một buổi chiều được tận tình giảng giải, tôi cũng vỡ ra khá nhiều điều.

Mục đích chính của việc mua bảo hiểm là phòng ngừa rủi ro


Dù sao, tôi định mua bảo hiểm là để phòng khi rủi ro bệnh tật chứ không phải để tiết kiệm tiền, nên không chú trọng lời lãi lắm. Nhưng không hiểu sao các tư vấn viên… “của nhà trồng được” chỉ rành về các mức lãi. Dần dần, tôi nhận ra nguyên nhân, họ mời chào mình mua bảo hiểm cho con trẻ, nhưng tuyệt đối không dám đề cập đến những tình huống giả định là con trẻ bị tai nạn, bệnh tật hoặc tệ hơn, tử vong. Vì vậy, khi tư vấn và thuyết phục thì họ chỉ nhấn mạnh quanh số tiền mình sẽ được rút ra sau khi đáo hạn, những khoản lãi “tối thiểu được hưởng” và những khoản lãi hứa hẹn rất cao “nếu công ty ăn nên làm ra”. Đó là lý do khiến các khách hàng đôi khi quên mất mục đích chính của việc mua bảo hiểm là đề phòng rủi ro.
Làm cha mẹ rất nhiều trách nhiệm và lo lắng. Lo về sức khỏe, học hành, tính khí, tương lai con cái. Và đặc biệt là nỗi lo không biết mình có đủ khả năng mang đến cho con những điều tốt đẹp nhất hay không. Khi có nhiều lo lắng, người ta thường nghĩ đến bảo hiểm, như một khả năng dự phòng khi rủi ro, với hy vọng bảo toàn cuộc sống ổn định cho con cái trong trường hợp cha mẹ gặp phải chuyện bất trắc.
Do tâm lý cha mẹ thương con nên cái gì cũng ưu tiên cho con, mà quên mất rằng chính chúng ta – những người đang trực tiếp kiếm tiền nuôi con – mới là người cần được bảo hiểm trước. Sau khi cân nhắc, thay vì mua bảo hiểm cho con, tôi quyết định mua cho mình một bảo hiểm nhân thọ mức 300 triệu, con là người thụ hưởng. Tôi nhớ lúc đi máy bay, người ta luôn khuyến cáo rằng trong trường hợp khẩn cấp, khi mặt nạ oxy bật ra thì phải đeo cho mình trước, sau đó mới đeo cho con.

Các loại hình bảo hiểm có thể lựa chọn cho gia đình
– Bảo hiểm nhân thọ (kèm tiết kiệm): dự phòng một khoản chi trả cho người thân khi xảy ra rủi ro, tích lũy cho cha mẹ khi về hưu, tích lũy cho con lúc trưởng thành. Hợp đồng dài hạn. Nên ưu tiên cha mẹ trước, con sau.
– Bảo hiểm sức khỏe: thanh toán các chi phí y tế phát sinh do ốm đau, bệnh tật, tai nạn, bao gồm thuốc, viện phí điều trị nội ngoại trú, chuyển viện, cấp cứu... hưởng dịch vụ tốt tại các bệnh viện danh tiếng. Hợp đồng theo từng năm. Nên mua cho cả gia đình. Ưu tiên con trước, cha mẹ sau.
– Bảo hiểm tài sản (nhà và xe cộ): dự phòng tai nạn, cháy nổ, hư hỏng, thiên tai, mất cắp… Nên mua cả khi bạn cảm thấy có ít nguy cơ, vì như vậy mức phí sẽ thấp.

Những điều cần lưu ý khi mua bảo hiểm


– Sản phẩm bảo hiểm nhân thọ rất phong phú với nhiều đặc tính khác nhau. Vì thế, trước khi quyết định tham gia, bạn nên tìm hiểu kỹ sản phẩm đó thuộc loại nào và đặc tính của nó có phù hợp với nhu cầu của bạn hay không.
– Ở thị trường Việt Nam có nhiều sản phẩm bảo hiểm nhân thọ hỗn hợp bao gồm cả mục đích bảo vệ lẫn tiết kiệm, nhưng luôn nhớ rằng mục tiêu tiên quyết của bảo hiểm là bảo vệ. Vì vậy khoản lãi tiết kiệm của bảo hiểm khó cao bằng ngân hàng.
– Hãy chọn mệnh giá tùy theo khả năng đóng phí và tình hình thu nhập của mình, thay vì cố đóng phí theo mệnh giá mong muốn. Hãy nhớ rằng bạn luôn có thể mua bảo hiểm với mức thấp. Việc hủy hợp đồng giữa chừng không đóng nổi phí sẽ khiến bạn mất một khoản không nhỏ.
– Hãy kê khai tình trạng sức khỏe một cách trung thực. Vì nếu phát hiện bạn không nói sự thật, bảo hiểm có quyền từ chối chi trả, kể cả khi bạn đang thực sự cần.
– Hãy đọc kỹ hợp đồng, chú ý các điều khoản quy định phạm vi được bảo hiểm và cả những trường hợp miễn thường.
– Đừng giao khoán mọi việc cho đại lý bảo hiểm, kể cả đó là người thân. Hãy tự mình kiểm tra hợp đồng, việc ký kết, và việc đóng tiền. Hãy nhớ rằng bạn ký hợp đồng với một công ty, và chính công ty đó sẽ chi trả bảo hiểm cho bạn chứ không phải người đại lý.

Life insurance basics


Life insurance is an agreement between you (the policy owner) and an insurer. Under the terms of a life insurance policy, the insurer promises to pay a certain sum to a person you choose (your beneficiary) upon your death, in exchange for your premium payments. Proper life insurance coverage should provide you with peace of mind, since you know that those you care about will be financially protected after you die.

The many uses of life insurance

One of the most common reasons for buying life insurance is to replace the loss of income that would occur in the event of your death. When you die and your paychecks stop, your family may be left with limited resources. Proceeds from a life insurance policy make cash available to support your family almost immediately upon your death. Life insurance is also commonly used to pay any debts that you may leave behind. Life insurance can be used to pay off mortgages, car loans, and credit card debts, leaving other remaining assets intact for your family. Life insurance proceeds can also be used to pay for final expenses and estate taxes. Finally, life insurance can create an estate for your heirs.

How much life insurance do you need?

Your life insurance needs will depend on a number of factors, including whether you're married, the size of your family, the nature of your financial obligations, your career stage, and your goals. For example, when you're young, you may not have a great need for life insurance. However, as you take on more responsibilities and your family grows, your need for life insurance increases.
There are plenty of tools to help you determine how much coverage you should have. Your best resource may be a financial professional. At the most basic level, the amount of life insurance coverage that you need corresponds directly to your answers to these questions:

·        What immediate financial expenses (e.g., debt repayment, funeral expenses) would your family face upon your death?
·        How much of your salary is devoted to current expenses and future needs?
·        How long would your dependents need support if you were to die tomorrow?
·        How much money would you want to leave for special situations upon your death, such as funding your children's education, gifts to charities, or an inheritance for your children?
Since your needs will change over time, you'll need to continually re-evaluate your need for coverage.

How much life insurance can you afford?

How do you balance the cost of insurance coverage with the amount of coverage that your family needs? Just as several variables determine the amount of coverage that you need, many factors determine the cost of coverage. The type of policy that you choose, the amount of coverage, your age, and your health all play a part. The amount of coverage you can afford is tied to your current and expected future financial situation, as well. A financial professional or insurance agent can be invaluable in helping you select the right insurance plan.

What's in a life insurance contract?

A life insurance contract is made up of legal provisions, your application (which identifies who you are and your medical declarations), and a policy specifications page that describes the policy you have selected, including any options and riders that you have purchased in return for an additional premium.
Provisions describe the conditions, rights, and obligations of the parties to the contract (e.g., the grace period for payment of premiums, suicide and incontestability clauses).
The policy specifications page describes the amount to be paid upon your death and the amount of premiums required to keep the policy in effect. Also stated are any riders and options added to the standard policy. Some riders include the waiver of premium rider, which allows you to skip premium payments during periods of disability; the guaranteed insurability rider, which permits you to raise the amount of your insurance without a further medical exam; and accidental death benefits.
The insurer may add an endorsement to the policy at the time of issue to amend a provision of the standard contract.

Types of life insurance policies

The two basic types of life insurance are term life and permanent (cash value) life. Term policies provide life insurance protection for a specific period of time. If you die during the coverage period, your beneficiary receives the policy death benefit. If you live to the end of the term, the policy simply terminates, unless it automatically renews for a new period. Term policies are available for periods of 1 to 30 years or more and may, in some cases, be renewed until you reach age 95. Premium payments may be increasing, as with annually renewable 1-year (period) term, or level (equal) for up to 30-year term periods.
Permanent insurance policies provide protection for your entire life, provided you pay the premium to keep the policy in force. Premium payments are greater than necessary to provide the life insurance benefit in the early years of the policy, so that a reserve can be accumulated to make up the shortfall in premiums necessary to provide the insurance in the later years. Should the policyowner discontinue the policy, this reserve, known as the cash value, is returned to the policyowner. Permanent life insurance can be further broken down into the following basic categories:
·        Whole life: You generally make level (equal) premium payments for life. The death benefit and cash value are predetermined and guaranteed. The policyowner's only action after purchase of the policy is to pay the fixed premium.
·        Universal life: You may pay premiums at any time, in any amount (subject to certain limits), as long as policy expenses and the cost of insurance coverage are met. The amount of insurance coverage can be decreased, and the cash value will grow at a declared interest rate, which may vary over time.
·        Variable life: As with whole life, you pay a level premium for life. However, the death benefit and cash value fluctuate depending on the performance of investments in what are known as subaccounts. A subaccount is a pool of investor funds professionally managed to pursue a stated investment objective. The policyowner selects the subaccounts in which the cash value should be invested.
·        Universal variable life: A combination of universal and variable life. You may pay premiums at any time, in any amount (subject to limits), as long as policy expenses and the cost of insurance coverage are met. The amount of insurance coverage can be decreased, and the cash value goes up or down based on the performance of investments in the subaccounts.

Choosing and changing your beneficiaries

You must name a primary beneficiary to receive the proceeds of your insurance policy. Your beneficiary may be a person, corporation, or other legal entity. You may name multiple beneficiaries and specify what percentage of the net death benefit each is to receive. If you name your minor child as a beneficiary, be sure to designate an adult as the child's guardian in your will.
Generally, you can change your beneficiary at any time. Changing your beneficiary usually requires nothing more than signing a new designation form and sending it to your insurance company. If you have named someone as an irrevocable (permanent) beneficiary, however, you will need that person's permission to adjust any of the policy's provisions.

Where can you buy life insurance?

You can often get insurance coverage from your employer (i.e., through a group life insurance plan offered by your employer) or through an association to which you belong (which may also offer group life insurance). You can also buy insurance through a licensed life insurance agent or broker, or directly from an insurance company.
Any policy that you buy is only as good as the company that issues it, so investigate the company offering you the insurance. Ratings services, such as A. M. Best, Moody's, and Standard & Poor's, evaluate an insurer's financial strength. The company offering you coverage should provide you with this information.

Khái niệm về hợp đồng bảo hiểm con người


Trước tiên để đi đến tìm hiểu khái niệm hợo đồng bảo hiểm con người chúng ta phải tìm hiểu thế nào là hợp đồng bảo hiểm. Theo Điều 567 Bộ luật dân sự 2005: “hợp đồng bảo hiểm là sự thoả thuận giữa các bên theo đó bên mua bảo hiểm phải đóng phí bảo hiểm, còn bên bảo hiểm phải trả một khoản tiền cho bên bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm”. Từ khái niệm trên cho thấy hợp đồng bảo hiểm là sự thoả thuận giữa hai bên chủ thể đó là bên mua bảo hiểm (người tham gia bảo hiểm) và bên bảo hiểm (doanh nghiệp bảo hiểm) với điều kiện là bên mua bảo hiểm phải đóng phí bảo hiểm để khi xảy ra sự kiện bảo hiểm bên bảo hiểm phải trả một khoản tiền cho bên mua bảo hiểm.Khác với Bộ luật dân sự 2005 Luật KDBH 2000 có mở rộng phạm vi chủ thể trong hợp đồng bảo hiểm con người. Theo Điều 12 Luật KDBH thì “hợp đồng bảo hiểm là sự thoả thuận giữa bên mua bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm theo đó bên mua bảo hiểm phải đóng phí bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm phải trả tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng hoặc bồi thường cho người được bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm”.

Rõ ràng Luật KDBH không chỉ quy định chung chung là doanh nghiệp bảo hiểm phải trả một khoản tiền cho bên mua bảo hiểm như Bộ luật dân sự mà chỉ rõ doanh nghiệp bảo hiểm phải trả tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng hoặc bồi thường cho người được bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm. Chúng ta sẽ thấy rõ điều này khi nghiên cứu các quy định của hợp đồng bảo hiểm con người trong các phân tích tiếp theo.Khác với Việt Nam, Thái Lan là một nước có nền kinh tế phát triển khá trong khu vực nên lĩnh vực bảo hiểm cũng được chú trọng từ sớm. Các quy định của pháp luật về bảo hiểm được quy định chủ yếu trong Bộ luật dân sự và thương mại Thái Lan. Ngay từ năm 1992 Thái Lan có đạo luật bảo hiểm nhân thọ nhằm điều chỉnh hoạt động của công ty bảo hiểm nhân thọ. Do vậy nếu so sánh chúng ta sẽ thấy được điểm khác biệt trong các quy định về luật bảo hiểm giữa hai nước.Điều 861 Bộ luật dân sự và thương mại Thái Lan có khái niệm: “ hợp đồng bảo hiểm là hợp đồng trong đó một người đồng ý bồi thường hoặc trả một số tiền trong trường hợp mất hàng hoặc xảy ra bất cứ sự cố nào trong tương lai quy định trong hợp đồng bảo hiểm và người kia đồng ý trả cho việc đó một số tiền gọi là phí bảo hiểm”.
bảo hiểm con người
Theo khái niệm trên thì ở Thái Lan việc trả tiền bảo hiểm khi xảy ra bất cứ sự cố nào trong tương lai quy định trong hợp đồng bảo hiểm (Việt Nam là khi có sự kiện bảo hiểm do các bên thoả thuận hoặc theo quy định của pháp luật), nên phạm vi trả tiền bảo hiểm của Thái Lan mở rộng hơn.Đó là hợp đồng bảo hiểm còn hợp đồng bảo hiểm con người cũng là hợp đồng bảo hiểm nhưng đối tượng của nó chỉ liên quan đến tuổi thọ, tính mạng, sức khoẻ, tai nạn con người; vì thế theo tác giả: “hợp đồng bảo hiểm con người là sự thoả thuận giữa bên mua bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm để bảo hiểm cho tuổi thọ, tính mạng, sức khoẻ, tai nạn của người tham gia bảo hiểm hoặc người được chỉ định trong hợp đồng; theo đó bên mua bảo hiểm phải đóng phí bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm phải trả tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng hoặc bồi thường cho người được bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm.

Hợp đồng bảo hiểm tai nạn con người có thể được ký kết theo hình thức nào?


Bao hiem tai nan con người 24/24 có thể được ký kết cho từng cá nhân, song thường được ký kết theo hình thức bảo hiểm nhóm (bảo hiểm tập thể).
Bảo hiểm cá nhân là hợp đồng bảo hiểm chỉ có một người được bảo hiểm. Khi các cá nhân hoặc gia đình có yêu cầu tham gia bảo hiểm, người bảo hiểm cấp giấy chứng nhận bảo hiểm cho từng cá nhân. Mỗi hợp đồng bảo hiểm cá nhân là một bộ phận của bảo hiểm nhóm. Bảo hiểm nhóm (bảo hiểm tập thể) là hợp đồng bảo hiểm có nhiều người được bảo hiểm. Các pháp nhân hoặc tập thể có thể ký kết hợp đồng bảo hiểm nhóm cho nhiều người (người được bảo hiểm) kèm theo danh sách các cá nhân được bảo hiểm đó. Những người được bảo hiểm phải có mối quan hệ với người ký kết theo quy định về quyền lợi có thể được bảo hiểm và thỏa mãn một số điều kiện quy định của hợp đồng.
Đối với hợp đồng bảo hiểm nhóm, sự gắn bó giữa người bảo hiểm, người tham gia bảo hiểm và người được bảo hiểm là rất chặt chẽ.

- Giữa người tham gia bảo hiểm và người được bảo hiểm phải có mối quan hệ được pháp luật thừa nhận. Mối quan hệ này có thể là quan hệ giữa ông chủ và người làm công ăn lương, quan hệ giữa lãnh đạo với cán bộ, nhân viên trong cơ quan, quan hệ giữa Ngân hàng với người đi vay,...
- Người tham gia bảo hiểm có thể loại trừ người được bảo hiểm ra khỏi hợp đồng (danh sách) trong trường hợp người được bảo hiểm bị chết, hoặc giữa người ký kết và người được bảo hiểm không còn   tồn tại mối quan hệ như đã nêu ở trên, hoặc người được bảo hiểm không trả phí bảo hiểm.
- Người tham gia bảo hiểm trong các hợp đồng bảo hiểm nhóm là người có quyền thỏa thuận với người bảo hiểm để thay đổi các điều khoản của hợp đồng bảo hiểm, nhưng phải thông báo cho người được bảo hiểm biết và nếu không đồng ý họ có thể rút khỏi hợp đồng.
- Bao hiem tai nan nhóm thường chỉ ký kết cho thời hạn một năm bởi vì các thành viên trong nhóm có thể thay đổi theo năm.
bao hiem tai nan 24/24
Mặc dù bảo hiểm nhóm có bất lợi cho người bảo hiểm trong việc sàng lọc rủi ro, nhưng hình thức ký kết hợp đồng bảo hiểm nhóm là phổ biến bởi những lợi ích và ưu đãi đối với người bảo hiểm và bên được bảo hiểm. Lợi thế đối với người bảo hiểm là tiết kiệm chi phí ký kết hợp đồng, chi phí quản lý, thuận lợi trong kỹ thuật tính phí,… Bên được bảo hiểm được giảm phí bảo hiểm. Theo Quyết định số 590/TC/BH (16/8/1993) của Bộ trưởng Bộ Tài chính, đối với các hợp đồng bao hiem tai nan 24/24 có số người được bảo hiểm từ trên 50 đến 100 người sẽ được giảm 10% tổng số phí, trên 100 người giảm 15% tổng số phí.

Nhân viên tư vấn bán bảo hiểm nhân thọ - Nghề mang tính nhân văn cao


Bạn đã bao giờ bỏ tiền ra mua một hàng hóa không có hình thù, không thể cần nắm, thậm chí là không thể nhìn thấy chưa? Vậy mà trên thế giới có hàng triệu người đã và đang mua nó, có hàng trăm nghìn người bán nó hàng ngày. Trong xã hội người càng phát triển như hiện nay ở Việt Nam, người ta cũng càng ngày mua càng nhiều hàng hóa vô hình đó. Nó chẳng xa lạ gì mà chính là bảo hiểm. Và đội ngũ những người bán sản phẩm vô hình này là các nhân viên tư vấn bảo hiểm.
Hiện nay Việt Nam có 16 công ty  bán bảo hiểm , 8 công ty bán bảo hiểm nhân thọ và 7 công ty môi giới bảo hiểm đang hoạt động với trên 100 sản phẩm bảo hiểm nhân thọ và 500 sản phẩm bảo hiểm phi nhân thọ. Sự phát triển mạnh này của ngành bảo hiểm kéo theo số lượng người hành nghề tư vấn bảo hiểm rất lớn, với khoảng 150.000 người. Có thể coi đây là một trong những ngành có mức tăng trưởng cao nhất về lao động trong thời gian gần đây.

Những công việc của nhân viên tư vấn, bán bảo hiểm nhân thọ

Hiện nay các công ty phân phối sản phẩm bảo hiểm đến với khách hàng vẫn sử dụng đội ngũ tư vấn viên là chủ yếu, nên vai trò của tư vấn viên bảo hiểm luôn được các công ty xem trọng, vì họ là những người tiên phong quan trọng nhất trong việc truyền đạt tính yêu việt sản phẩm bảo hiểm của công ty mình đến với khách hàng, thay mặt công ty ký kết tạm thời hợp đồng bảo hiểm với khách hàng, mang doanh thu về cho công ty, họ là người luôn gần gũi chăm sóc khách hàng để duy trì tốt mối quan hệ giữa khách hàng với công ty.
Khách hàng thường không tiếp xúc và không biết đến công ty, họ tin tưởng một công ty bảo hiểm thông qua sự tin tưởng về người tư vấn đó, khách hàng căn cứ vào tác phong tư cách làm việc, sự am hiểu về các sản phẩm của công ty mình và sự chăm sóc khách hàng của tư vấn đó để đặc niềm tin và chấp nhận mua một sản phẩm vô hình dài hạn, nên hiện nay các công ty rất cần đến những tư vấn giỏi.
Các nhân viên bán bảo hiểm nhân thọ tự do hay các nhân viên môi giới có thể đại diện cho một vài công ty sẽ giao cho khách hàng các hợp đồng của công ty có giá cả và thông tin tốt nhất.  Các nhân viên sẽ phải chuẩn bị các bảng báo cáo, tìm kiếm thêm nhiều khách hàng mới.  Trong trường hợp có thiệt hại thì nhân viên bán bảo hiểm nhân thọ sẽ giải quyết cho khách hàng các tiền bồi thường do bên công ty bảo hiểm cung cấp.  Hơn nữa một số nhân viên còn cung cấp cho khách hàng những lời khuyên cùng với các phân tích về  tài chính để giúp khách hàng giảm thiểu rủi ro ít nhất.
Thông thường các nhân viên bảo hiểm thường được xem như các nhà sản xuất trong ngành bảo hiểm, bán một hoặc nhiều loại bảo hiểm như là bảo hiểm cho tài sản và thương vong, sinh mệnh, sức khỏe, tàn tật, dịch vụ chăm sóc lâu dài.  Nhân viên bảo hiểm về tài sản và tai nạn, thương vong sẽ bán các hợp đồng mà bảo vệ cho cá nhân và doanh nghiệp khỏi bị thiệt hại về tài chính khi bị tai nạn xe, hỏa hoạn, trộm cấp, bão, và các hiện tượng khác có thể gây thiệt hại cho tài sản.  Đối với doanh nghiệp thì bảo hiểm về tài sản và tai nạn, thương vong có thể bao gồm luôn cả tiền đền bù cho các công nhân bị thương, khoản nợ sản phẩm, tiền bồi thường khi có sai sót trong y tế.
tư vấn, bán bảo hiểm nhân thọ
Nghề bán bảo hiểm nhân thọ
Nhân viên bảo hiểm chuyên về bán bảo hiểm nhân thọ mà công ty bảo hiểm sẽ phải thanh toán tiền bồi thường khi người mua bảo hiểm mất. Tùy vào trường hợp của người đóng bảo hiểm thì giá trị tiền mặt sẽ trả vào lương hưu, quỹ giáo dục cho trẻ con, và các trợ cấp khác.  Nhân viên bán bảo hiểm nhân thọ sẽ bán hợp đồng bảo hiểm sức khỏe trong đó sẽ bao gồm cả chi phí cho dịch vụ y tế, thất thu do bệnh tật hay thương tật.  Họ cũng bán các bảo hiểm về nha khoa, hợp đồng bảo hiểm tàn tật ngắn hạn và dài hạn.
Ngày càng có nhiều nhân viên cung cấp bảo hiểm dịch vụ kế hoạch tài chính cho khách hàng như kế hoạch nghỉ hưu, kế hoạch về tài sản, kế hoạch lương hưu cho doanh nghiệp.  Bên cạnh việc cung cấp các hợp đồng bảo hiểm, các nhân viên cũng được phép bán các quỹ trợ cấp, trợ cấp thay đổi hàng năm và các khoản bảo hiểm khác, tuy nhiên các nhân viên bảo hiểm tài sản và thương vong cũng có thể bán các bảo hiểm về tài chính.
Thuận lợi cho người hành nghề này là công việc không bị ràng buộc thời gian, phù hợp với nhiều đối tượng, từ công chức Nhà nước đi làm thêm, sinh viên đang ngồi trên giảng đường đến tiểu thương, thậm chí người nội trợ, chủ tiệm uốn tóc... Khi đến làm việc với một công ty bảo hiểm, bạn sẽ là đối tác với họ chứ không phải là người làm công cho họ

Những điều kiện để thành công đối với một nhân viên tư vấn, bán bảo hiểm nhân thọ

- Hiểu ý khách hàng: Tư vấn bảo hiểm và khách hàng luôn trong tình trạng mâu thuẫn với nhau, nhân viên tư vấn lúc nào cũng phải đối mặt với sự từ chối của khách hàng với nhiều lý do. Muốn tránh khỏi sự từ chối và để đạt được mục đích giới thiệu và chào bán sản phẩm bảo hiểm tư vấn viên phải hiểu ý khách hàng, nhu cầu của khách hàng để cung cấp đúng sản phẩm khách hàng muốn. Nếu không nhạy cảm và không thông cảm với khách hàng thì dù bạn có học bao nhiêu kỹ năng bán hàng cũng không có được khả năng ấy .
- Làm tăng giá trị sản phẩm: Khi khách hàng biết bạn và các sản phẩm của công ty được bạn giới thiệu, họ lựa chọn và chấp nhận sản phẩm thì sản phẩm ấy mới có giá trị, tư vấn hướng khách hàng cảm thấy sản phẩm họ chọn và đồng tiền họ bỏ ra đúng nhu cầu tích luỹ, nhu cầu bảo hiểm theo sản phẩm và gửi đồng tiền nơi đáng tin cậy.
- Chiến thắng bản thân mình: Người không thể chiến thắng bản thân thì khó có thể chiến thắng đối thủ. Nhân viên tư vấn, bán bảo hiểm nhân thọ ví như những con ong đi tìm mật, bôn ba khắp nơi, làm việc độc lập, có rất nhiều thời gian và cũng rất tự do dễ phát huy khả năng của mình cũng có thể tự do phóng túng . Bởi thế nhân viên tư vấn cần có khả năng tự kiềm chế và quản lý bản thân mình. Người có tính tản mạn không thích hợp nghề làm tư vấn dù có đổi nghề khác thì cũng sẽ khó khăn với nghề mới.
- Cố gắng vươn lên: Người tư vấn xuất sắc phải luôn luôn nâng cao thành tích bán hàng, bởi thế phải luôn cố gắng gia tăng hợp đồng và doanh thu. Nếu thành tích hàng tháng không hiệu quả thì cần kiểm điểm lại và tìm hiểu nguyên nhân mà sửa đổi, luôn cố gắng phấn đấu để vươn lên.
- Thận trọng trong công việc: Nhân viên tư vấn khi tiếp cận khách hàng cần phải có khả năng quan sát nhạy bén, phải suy nghĩ tỉ mỉ, chặt chẽ, như vậy mới không bỏ sót những việc xem ra không đáng gì, đôi khi việc ấy có liên quan đến việc giao dịch lớn. 

Về phong cách, ăn nói, cử chỉ, trang phục, dáng vẻ bên ngoài là điều kiện để cho khách hàng có sự thiện cảm tạo sự tín nhiệm đối với khách hàng, biết đối nhân xử thế, nhân viên tư vấn đến với khách hàng không phải là sản phẩm mà chính bản thân mình, tác phong của người tư vấn còn thể hiện đến công ty. Điều đó sẻ giúp bạn thành công trên thương trường cạnh tranh
 - Tìm kiếm nắm bắt thông tin: Nhân viên tư vấn không phải ngồi chờ thời cơ mà phải tìm kiếm nắm bắt mọi thông tin. Chỉ cần có một thông tin hay một cơ hội nào đó, phải cần nhanh chóng hành động đi trước người khác một bước để dành cơ hội bán hàng trước. Phải nhanh chóng tìm hiều nhu cầu của khách hàng để tư vấn sản phẩm của mình trước người khác, tạo cơ hội bán hàng trước các đối thủ cạnh tranh.
 - Bạn biết mình là ai: Đội ngũ nhân viên tư vấn là người đầu tiên tiếp xúc với khách hàng, là người đại diện cho Công ty, thay mặt Công ty đưa ra những cam kết với khách hàng. Mọi hình thức tiếp cận khách hàng chào bán sản phẩm, thay mặt Công ty cam kết hợp đồng tạm thời, thu phí bảo hiểm định kỳ điều do tư vấn thực hiện để đạt được kế hoạch của Công ty. Như vậy bạn phải biết mình là ai? Nhiệm vụ phải làm gì? mới phát triển hết khả năng công việc của mình.
- Nhân viên tư vấn bảo hiểm là chuyên gia tài chính: Nhân viên tư vấn bảo hiểm là nhà tư vấn tài chính. Phải hiểu rõ về các sản phẩm của Công ty, về tính chất bảo hiểm quyền lợi bảo hiểm của từng sản phẩm để tư vấn và định hướng tài chính cho khách hàng có hiệu quả và tạo được niềm tin cho khách hàng đối với Công ty. Có kế hoạch chăm sóc tốt khách hàng để duy trì và phát triển. Phải tìm hiểu sản phẩm của các đối thủ cạnh tranh để phân tích và so sánh cho khách hàng thấy tính ưu việt trong sản phẩm của Công ty mình.
- Mở ra con đường tư vấn riêng cho mình: Nhân viên tư vấn học hỏi trong sách, học hỏi ở người khác đương nhiên là quan trọng, những điều quan trọng nhất vẫn là học hỏi ở bản thân mình đó chính là sự tích lũy kinh nghiệm tư vấn của mình để đề ra phương pháp làm việc cho mình. Cần phải có kế hoạch làm việc, vì kế hoạch là con đường dẫn ta đi. Phải có thị trường, phải có danh sách khách hàng tiềm năng, đó là công việc cần có của một tư vấn giỏi.
– Quý trọng thời gian: Doanh thu của tư vấn tăng do số lần gặp gỡ và đàm phán thành công, còn số lần đàm phán thành công phụ thuộc rất nhiều vào số lần thăm viếng khách hàng. Dành thời gian thăm viếng nhiều thì cơ hội thành công cũng nhiều, do vậy phải phân bố thời gian phù hợp, biết nắm bắt thời gian của khách hàng và tuyệt đối phải đúng hẹn, đúng giờ.

Học nghề tư vấn bảo hiểm nhân thọ ở đâu?

Hiện tại, ở Việt Nam vẫn chưa có bất cứ trường học, trung tâm nào đào tạo dài hay ngắn hạn về nghề này. Thông thường, khi làm việc tại các công ty bảo hiểm, bạn sẽ được bộ phận đào tạo của công ty đào tạo cơ bản về kĩ năng bán hàng, tư vấn, chăm sóc khách hàng.