Thứ Năm, 11 tháng 4, 2013

THỊ TRƯỜNG BẢO HIỂM VIỆT NAM DƯỚI GÓC NHÌN CỦA NGƯỜI TRONG CUỘC




Thị trường bao hiem viet nam những năm gần đây có tốc độ tăng trưng mạnh mẽ, các sản phẩm bảo hiểm ngày càng đa dạng, chất lượng dịch vụ được nâng cao rõ rệt. Tuy nhiên, sự phát triển thường bao giờ cũng kéo theo nhiều điều bất cập, đòi hỏi các công ty bảo hiểm phải có những chiến lược cụ thể để tồn tại và phát triển.


Tổng quan thị trường bảo hiểm Việt Nam


 Việt Nam sau 15 năm mở cửa thị trường, nền kinh tế có những biến chuyển mạnh mẽ. Thị trường bảo hiểm Việt Nam nói chung và lĩnh vực bảo hiểm phi nhân thọ nói riêng cũng ngày càng được mở rộng với sự tham gia rộng rãi của các thành phần kinh tế vào việc kinh doanh dịch vụ bảo hiểm. Tính đến nay, Việt Nam đã có 28 doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, 11 doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ, 10 doanh nghiệp môi giới bảo hiểm hoạt động. Ngoài ra còn có sự hiện diện của hơn 33 văn phòng đại diện của các công ty bảo hiểm và công ty môi giới bảo hiểm nước ngoài.
Rất nhiều loại sản phẩm bảo hiểm bảo hiểm nhân thọ và phi nhân thọ liên quan tới bảo hiểm con người, bảo hiểm tài sản và bảo hiểm trách nhiệm… đã được công ty triển khai cung cấp cho khách hàng đáp ứng phần nào nhu cầu phong phú, đa dạng của người tham gia bảo hiểm và tạo được sự lựa chọn mang tính cạnh tranh cho khách hàng.
Tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm của thị trường bao hiem viet nam, nhất là trong thời gian 5 năm gần đây tăng khoảng 22%, (theo báo cáo đánh giá của Hiệp hội bao hiem việt nam) đã cho thấy thế mạnh và bước đột phá lớn của ngành bảo hiểm Việt Nam. Năng lực tài chính của các doanh nghiệp bảo hiểm tăng mạnh thông qua vốn chủ sở hữu và dự phòng nghiệp vụ làm cho khả năng thanh toán và mức giữ lại của từng doanh nghiệp bảo hiểm nâng lên rõ rệt, tăng khả năng nhận tái bảo hiểm từ đó tạo ra nguồn vốn lớn để đầu tư lại cho nền kinh tế quốc dân.
Hoạt động đầu tư của các Doanh nghiệp bảo hiểm ngày càng khẳng định vai trò của mình. Đây thực sự là một kênh huy động vốn quan trọng, phục vụ cho việc phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Cơ cấu vốn đầu tư đã chuyển mạnh từ đầu tư ngắn hạn và chủ yếu là gửi tại các tổ chức tín dụng nay chuyển sang đầu tư dài hạn theo các danh mục đầu tư như: mua trái phiếu chính phủ, đầu tư trực tiếp các kết cấu hạ tầng, phát triển sản xuất kinh doanh và phục vụ đời sống….
Song song cùng với sự phát triển về số lượng các doanh nghiệp bảo hiểm cũng như sự mở rộng quy mô hoạt động, số lượng người làm việc trong ngành bảo hiểm cũng tăng lên đáng kể, tạo công ăn việc làm cho hơn 14.000 cán bộ, nhân viên và trên 140.000 đại lý bảo hiểm.

Những yếu tố tạo đà cho sự phát triển thị trường bảo hiểm Việt Nam


 Có rất nhiều yếu tố dẫn đến sự phát triển mạnh mẽ của thị trường bảo hiểm Việt Nam những năm gần đây. Đó là do sự ổn định về chính trị, kinh tế cũng như chính sách mở cửa làm cho Việt Nam trở thành thị trường hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài từ đó làm gia tăng và thu hút nhiều hơn vốn đầu tư phục vụ phát triển kinh tế. Thêm nữa, Chính phủ đã có những giải pháp thích hợp giúp nền kinh tế nước nhà vượt qua những bước thăng trầm của cuộc khủng hoảng kinh tế, tạo điều kiện cho thu nhập của người dân được cải thiện từ đó thúc đẩy nhu cầu bảo hiểm. Môi trường pháp lý cho hoạt động kinh doanh bảo hiểm cũng ngày càng được hoàn thiện, phù hợp với chuẩn mực quốc tế, tạo ra hành lang vững chắc cho các doanh nghiệp tự do hoạt động theo khuôn khổ pháp luật; đặc biệt thị trường tài chính Việt Nam phát triển không ngừng với sự tham gia của các tổ chức tài chính – tín dụng trong và ngoài nước đã tác động không nhỏ tới thị trường bảo hiểm nói riêng.
Mặt khác, do tính chất khắc nghiệt của việc cạnh tranh ngày càng gay gắt, buộc các công ty bảo hiểm phải chủ động xây dựng chiến lược kinh doanh phù hợp, mở rộng mạng lưới phân phối và điều quan trọng là đánh thức nhu cầu bảo hiểm từ người dân thông qua việc nâng cao chất lượng dịch vụ giám định và giải quyết bồi thường. Ngày nay, bảo hiểm không còn là từ quá xa lạ với cộng đồng xã hội. Người dân đã bắt đầu nhận thức đầy đủ vai trò và tầm quan trọng của bảo hiểm đối với cuộc sống cộng đồng và cuộc sống cá nhân. Chính sự tương tác này đã làm cho “miếng bánh” thị phần bảo hiểm được mở rộng chứ không bị thu hẹp, co cụm như thời gian trước đó.

Động thái của các doanh nghiệp bảo hiểm Việt Nam


Trong thời gian tới, giai đoạn từ 2010-2015, thị trường bao hiem viet nam vẫn sẽ tiếp tục phát triển và biến chuyển không ngừng. Điều đó mở ra nhiều cơ hội và thách thức cho các doanh nghiệp bao hiem viet nam. Gần đây việc đầu tư trực tiếp từ nước ngoài và đầu tư trong nước phát triển nhanh chóng, kéo theo ngành bảo hiểm cũng phát triển, nhất là đầu tư ngành nghề mới, công nghệ cao như đóng tàu, xây dựng đường tàu điện ngầm, xây dựng ngành điện tử, công nghệ thông tin, xây dựng nhà máy lọc dầu, điện nguyên tử, vệ tinh, sản xuất linh kiện máy bay… Đây là tiềm năng cho bảo hiểm xây dựng lắp đặt, bảo hiểm tài sản, bảo hiểm kỹ thuật, bảo hiểm trách nhiệm phát triển.
Xã hội phát triển, lộ trình cổ phần hóa là điều tất yếu. Chế độ sở hữu tư nhân buộc chủ doanh nghiệp muốn bảo toàn vốn và tài sản trước mọi rủi ro phải nghĩ tới nhu cầu cần được bảo hiểm. Pháp luật ngày càng hoàn thiện và mang tính tương thích với nhau nhằm bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của người tiêu dùng, của DN ngày một tốt hơn cũng khiến nhu cầu bảo hiểm phát sinh như: bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp bác sĩ, luật sư, tư vấn thiết kế…; bảo hiểm tài sản; bảo hiểm rủi ro tài chính; bảo hiểm trách nhiệm sản phẩm của các tổ chức sản xuất, kinh doanh; bảo hiểm trách nhiệm dân sự của các chủ doanh nghiệp… Luật KDbảo hiểm sẽ được sửa đổi, bổ sung, tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước, phát huy tính chủ động, sáng tạo của DNbảo hiểm, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của người tham gia bảo hiểm là môi trường thuận lợi để thị trường bảo hiểm phát triển. Tầng lớp dân cư có thu nhập cao ngày càng đông đảo, bao gồm giới chủ DN tư nhân, các chuyên gia giỏi trong DNVN và DN có vốn đầu tư nước ngoài, các chủ hộ kinh doanh, các chủ trang trại đều có nhu cầu bảo hiểm Nhân thọ cho mình và người thân. Bên cạnh đó cũng phải kể đến công tác tuyên truyền của ngành bảo hiểm ngày một rộng rãi khiến nhận thức của người dân về bảo hiểm cũng thay đổi.

Thuận lợi thì nhiều song khó khăn vì thế cũng không ít. Do số lượng các DN bảo hiểm được cấp phép hoạt động ngày một gia tăng. Các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước nếu đủ điều kiện, thạo luật định đều có quyền xin phép thành lập DNbảo hiểm, trong đó có các DNbảo hiểm nước ngoài theo đúng cam kết WTO. Điều này làm cho môi trường bảo hiểm vốn đã có sự cạnh tranh gay gắt nay càng gay gắt hơn, đặc biệt nguồn nhân lực luôn bị xáo trộn bởi sự trèo kéo của các DN bảo hiểm mới.
DN bảo hiểm hoạt động ở nước ngoài được cung cấp một số sản phẩm bảo hiểm qua biên giới (vào Việt Nam): Đây là điều đáng lo ngại trong cuộc cạnh tranh không cân sức đối với các DN bảo hiểm đang hoạt động tại Việt Nam (DNVN, liên doanh, 100% vốn nước ngoài). Trước hết, họ không thể biết được thông tin về đối thủ cạnh tranh của họ (DN bảo hiểm đang hoạt động ở nước ngoài) cụ thể là ai đang bán sản phẩm bảo hiểm vào Việt Nam. Thứ hai, vũ khí của đối thủ đang sử dụng là loại gì không được biết rõ: đơn bảo hiểm, điều khoản bảo hiểm, điều kiện bảo hiểm, phí bảo hiểm như thế nào? Thứ ba, DN bảo hiểm đang hoạt động tại Việt Nam phải đóng thuế cho ngân sách nhà nước như thuế VAT, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế môn bài, thuế sử dụng đất… để hoạt động kinh doanh có doanh thu từ Việt Nam, trong khi đó đối thủ không bị đóng góp các khoản thuế trên. Trong một cuộc chiến, “Biết địch biết ta, trăm trận trăm thắng”. DN bảo hiểm đang hoạt động ở nước ngoài biết rất rõ DNbảo hiểm đang hoạt động tại Việt Nam, song DN bảo hiểm đang hoạt động tại Việt Nam lại không biết gì về DN bảo hiểm đang hoạt động tại nước ngoài. Đây thực sự là khó khăn và thách thức lớn.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét