Năm học mới đang đến gần, thị trường bảo hiểm thân thể học sinh cũng đang nóng dần. Con số trên 22 triệu học sinh toàn quốc đủ để hấp dẫn bất kỳ một nhà kinh doanh bảo hiểm nào khi đầu tư khai thác thị trường này.Tuy nhiên, hiện có nhiều công ty bảo hiểm cùng tham gia nên “phần thắng” chỉ thuộc về đơn vị nào chứng minh được cho khách hàng thấy: Lợi ích khách hàng luôn được đề cao, là mục tiêu và phương hướng hoạt động của công ty mình.
Theo số liệu thống kê chưa đầy đủ, hiện có khoảng 70% trong tổng số trên 22 triệu học sinh cả nước tham gia loại hình bảo hiểm này, trong đó 70-75% tổng số phí thu được từ bảo hiểm học sinh được các doanh nghiệp bảo hiểm chi trả cho những học sinh không may gặp rủi ro, góp phần quan trọng vào việc hỗ trợ, giải quyết khó khăn về kinh tế cho các bậc phụ huynh có con em không may gặp tai nạn hay ốm đau phải nằm viện Bảo hiểm thân thể học sinh đã được Nhà nước quan tâm, hướng dẫn và khuyến khích học sinh tham gia từ nhiều năm nay. Ngay từ năm 1995, sau khi có Quyết định số 241/TTg ngày 24/05/1995, Liên Bộ Tài chính – Giáo dục và Đào tạo đã có Thông tư số 35 TT-LB hướng dẫn về Bảo hiểm toàn diện học sinh nhằm bù đắp kịp thời hậu quả do tai nạn bất ngờ xảy ra với học sinh, qua đó tạo điều kiện cho gia đình khắc phục khó khăn và sớm cho con em mình trở lại học tập bình thường, đồng thời góp phần chăm lo sức khoẻ toàn diện cho học sinh như trợ giúp gia đình trong trường hợp con em của họ bị đau ốm, bệnh tật phải nằm điều trị hoặc giải phẫu tại bệnh viện.
Trước đây, thị trường bảo hiểm học sinh chưa thực sự hình thành khi chỉ có Bảo Việt và Bảo hiểm y tế. Phải đến những năm gần đây, thị trường bảo hiểm mới thực sự vào guồng với sự ra đời của các doanh nghiệp bảo hiểm trẻ và năng động. Sự ra đời của các doanh nghiệp này khiến thị trường cạnh tranh hơn nhưng cũng bình đẳng hơn. Đây chính là nguyên nhân quyết định sự phát triển nhanh chóng cả về chất và lượng trong nghiệp vụ bảo hiểm học sinh. Cạnh tranh đã buộc các doanh nghiệp phải cải tiến chất lượng, phải phục vụ khách hàng tốt hơn với điều kiện bảo hiểm có lợi hơn cho khách hàng.
Theo số liệu thống kê chưa đầy đủ, hiện có khoảng 70% trong tổng số trên 22 triệu học sinh cả nước tham gia loại hình bảo hiểm này, trong đó 70-75% tổng số phí thu được từ bảo hiểm học sinh được các doanh nghiệp bảo hiểm chi trả cho những học sinh không may gặp rủi ro, góp phần quan trọng vào việc hỗ trợ, giải quyết khó khăn về kinh tế cho các bậc phụ huynh có con em không may gặp tai nạn hay ốm đau phải nằm viện Bảo hiểm thân thể học sinh đã được Nhà nước quan tâm, hướng dẫn và khuyến khích học sinh tham gia từ nhiều năm nay. Ngay từ năm 1995, sau khi có Quyết định số 241/TTg ngày 24/05/1995, Liên Bộ Tài chính – Giáo dục và Đào tạo đã có Thông tư số 35 TT-LB hướng dẫn về Bảo hiểm toàn diện học sinh nhằm bù đắp kịp thời hậu quả do tai nạn bất ngờ xảy ra với học sinh, qua đó tạo điều kiện cho gia đình khắc phục khó khăn và sớm cho con em mình trở lại học tập bình thường, đồng thời góp phần chăm lo sức khoẻ toàn diện cho học sinh như trợ giúp gia đình trong trường hợp con em của họ bị đau ốm, bệnh tật phải nằm điều trị hoặc giải phẫu tại bệnh viện.
Trước đây, thị trường bảo hiểm học sinh chưa thực sự hình thành khi chỉ có Bảo Việt và Bảo hiểm y tế. Phải đến những năm gần đây, thị trường bảo hiểm mới thực sự vào guồng với sự ra đời của các doanh nghiệp bảo hiểm trẻ và năng động. Sự ra đời của các doanh nghiệp này khiến thị trường cạnh tranh hơn nhưng cũng bình đẳng hơn. Đây chính là nguyên nhân quyết định sự phát triển nhanh chóng cả về chất và lượng trong nghiệp vụ bảo hiểm học sinh. Cạnh tranh đã buộc các doanh nghiệp phải cải tiến chất lượng, phải phục vụ khách hàng tốt hơn với điều kiện bảo hiểm có lợi hơn cho khách hàng.
Một đặc điểm nổi bật của loại hình bảo hiểm thân thể học sinh là tính tự nguyện, không bắt buộc. Việc tham gia bảo hiểm học sinh hay việc lựa chọn doanh nghiệp bảo hiểm nào là quyền lựa chọn của mỗi bậc phụ huynh và của từng nhà trường. Tuy nhiên, thực tế cho thấy những năm học gần đây vẫn còn hiện tượng một số cơ quan quản lý nhà nước, uỷ ban nhân dân một số tỉnh có văn bản hướng dẫn mang tính định hướng các trường học phải tham gia bảo hiểm tại một số doanh nghiệp hoặc một tổ chức bảo hiểm nhất định. Có thể nói, tất cả những trường hợp mang tính can thiệp hành chính này là hoàn toàn trái với quy định của Luật Kinh doanh bảo hiểm, trái với chủ trương đảm bảo môi trường kinh doanh bình đẳng cho các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế của Đảng và Nhà nước. Sự can thiệp này dẫn đến hạn chế tính cạnh tranh, và giảm sút chất lượng phục vụ của các công ty bảo hiểm. Bất lợi chính sẽ nằm về phía khách hàng: các em học sinh sinh viên và các bậc phụ huynh. Chính vì vậy, năm nay có thể Bộ Tài chính sẽ kiểm tra để xử lý theo Nghị định xử phạt hành chính của Chính phủ trong lĩnh vực bảo hiểm đối với những vi phạm này. Bộ Tài Chính sẽ kiên quyết làm lành mạnh hoá thị trường bảo hiểm để thị trường bảo hiểm Việt Nam thực sự là môi trường cạnh tranh bình đằng cho các doanh nghiệp bảo hiểm và đảm bảo lợi ích tốt nhất cho khách hàng.
Năm học mới cũng là thời điểm các doanh nghiệp chuẩn bị ký kết hợp đồng bảo hiểm thân thể thông qua nhà trường và hội phụ huynh học sinh. Hy vọng, năm học mới này sẽ không còn hiện tượng can thiệp trái luật từ phía các cơ quan quản lý nhà nước đối với việc lựa chọn doanh nghiệp, tổ chức bảo hiểm trong công tác bảo hiểm học sinh. Hãy để cho các bậc phụ huynh và nhà trường thực hiện quyền tự do lựa chọn doanh nghiệp bảo hiểm thân thể cho con em, học sinh của mình.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét